特定の工場建築規制を知っておく必要があります

26 3月, 2021|Quản trị viên

Nhà xưởng khung thép 2 tầng với diện tích lớn, mái tôn và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái

工場の建設は、必要な法的規制を確保する必要があります。 その中で最も重要なのは、工場建設に関する以下の5つの規制です。 今すぐフォローアップして、工場プロジェクトを迅速かつスムーズに完了してください。

1.工場建設用地の規制

2013年土地法の規定によると、工業工場は非農業生産拠点に建設されています。 工業地帯用の土地、生産および事業所用の土地、建築材料の生産用の土地、鉱物の採掘およびその他の非農業サービスの生産を含みます。

住宅用地の場合、企業は完全に工業工場を建設することが許可されています。 これは、企業が国の建設を発展させ、拡大し、貢献する多くの機会を持つことを支援するための州の支援政策の1つです。

Xem thêm: Xây dựng nhà xưởng trên đất ở

Đối với đất nông nghiệp thì việc xây dựng nhà xưởng là không thể. Bởi theo quy định, đất nông nghiệp chỉ được phép sử dụng vào các mục đích như trồng trọt, canh tác nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi. Nếu xây dựng nhà xưởng ở những khu vực là đất nông nghiệp thì bị coi là sử dụng đất sai mục đích và vi phạm pháp luật. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn muốn xây dựng thì bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

Xem thêm: Xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp

Thủ tục xin chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm: 

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất

Quy trình xin cấp phép chuyển đổi quyền sử dụng đất:

  • Bước 1: Mang toàn bộ các loại giấy tờ, thủ tục đã chuẩn bị trên đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để nộp hồ sơ.
  • Bước 2: Cơ quan chức năng tiến hành tiếp nhận và thẩm định hồ sơ và trả kết quả cho doanh nghiệp.
Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

2. Quy định về thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Khi mảnh đất là khu vực được phép xây dựng nhà xưởng thì doanh nghiệp có thể tiến hành thi công xây dựng. Song trước khi thực hiện thi công nhà xưởng, doanh nghiệp cần xin cấp giấy phép. Đây là quy định bắt buộc và được thể hiện rõ theo Luật Xây dựng 2014 – Điều 89.  

Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Và khi đã được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng thì việc thi công nhà xưởng được coi là hợp pháp. Để xin cấp phép xây dựng, doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự và đầy đủ các thủ tục. Việc chuẩn bị các thủ tục chu đáo, đầy đủ cũng như nắm rõ quy trình thực hiện sẽ giúp quá trình xin cấp phép xây dựng được nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ để thi công nhà xưởng.

Xem thêm: Thủ tục, quy trình xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

Mẫu giấy xin cấp phép xây dựng nhà xưởng
Mẫu giấy xin cấp phép xây dựng nhà xưởng

3. Quy định mật độ xây dựng nhà xưởng

Mật độ xây dựng là một trong những quy định quan trọng và cần phải được quan tâm, tìm hiểu rõ ngay từ khi lên bản vẽ thiết kế. Điều này nhằm đảm bảo tính hiệu quả, yếu tố pháp lý của công trình và cảnh quan chung cho khu vực xung quanh nhà xưởng. 

Mật độ xây dựng nhà xưởng là tỷ lệ đất mà công trình nhà xưởng chiếm trên tổng diện tích toàn bộ lô đất. Mỗi vùng đất sẽ có mật độ xây dựng riêng và được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng – QCVN 01:2019/BXD. Mật độ xây dựng sẽ phụ thuộc vào chiều cao công trình và diện tích của lô đất.

 Bảng tra cứu về mật độ cho phép xây dựng công trình nhà xưởng

Chiều cao công trình trên mặt đất (m)Mật độ xây dựng (%) với diện tích ≤ 5000 m2Mật độ xây dựng (%) với diện tích 10.000 m2Mật độ xây dựng (%) với diện tích ≥ 20.000m2
≥ 10707060
13706555
16706052
19705648
22705245
25704943
28704741
31704539
34704337
37704136
40704035
>40704035

Tham khảo thêm tại: Quy định về mật độ xây dựng nhà xưởng

4. Quy định thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Quy định thiết kế nhà xưởng là những quy định của pháp luật về thông số kỹ thuật, kích thước, quy cách thi công từng hạng mục trong nhà xưởng mà doanh nghiệp, nhà thầu cần phải tuân thủ. Đây là yếu tố giúp đánh giá chất lượng tổng thể công trình nhà xưởng sau khi hoàn thiện. 

Với những công trình nhà xưởng tuân thủ theo các quy định thiết kế sẽ đảm bảo quá trình thi công được thuận lợi, đúng tiến độ. Đồng thời, khi nhà xưởng đi vào hoạt động sẽ giúp quá trình vận hành nhà xưởng đạt hiệu quả và an toàn cho người lao động khi làm việc.

Hệ thống cửa sổ, cửa đi cần thiết kế để tối ưu mục đích thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên
Hệ thống cửa sổ, cửa đi cần thiết kế để tối ưu mục đích thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên

Các quy định về thiết kế nhà xưởng cụ thể như sau:

  • Quy định thiết kế nền nhà xưởng: Với hạng mục nền móng nhà xưởng cần tuân theo các quy định trong TCVN 2737 – 1995 của Bộ Xây dựng. Trong đó, cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch 2.0m với cột thép; 0.5m với cột có khung chèn tường; 0.15m với cột bê tông cốt thép.
  • Quy định thiết kế mái, cửa mái nhà xưởng: Dựa vào vật liệu làm mái sẽ có những quy định khác nhau về độ dốc của mái. Với tấm lợp amiăng xi măng cho phép độ dốc từ 30% – 40%. Tấm lợp tôn múi độ dốc là 15% – 20%. Mái ngói có độ dốc từ 50% – 60%. Còn độ dốc của tấm lợp bê tông cốt thép là từ 5% – 8%.
  • Quy định thiết kế tường bao quanh: Tùy thuộc vào vật liệu làm tường và vách ngăn mà có những quy định cụ thể khác nhau. Nếu tường làm bằng vật liệu nhẹ thì chân tường cần được xây bằng các vật liệu chắc chắn như: bê tông cốt thép, gạch,…Chân tường cũng cần tuân thủ các thông số kỹ thuật riêng tùy theo quy mô và đặc tính nhà xưởng.
  • Quy định thiết kế cửa sổ, cửa đi: Hệ thống cửa đóng vai trò quan trọng để đảm bảo thông gió và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Để tối ưu được mục đích này, cửa sổ nên thiết kế với độ cao từ 2.4m trở xuống kể từ mặt sàn và đảm bảo đóng, mở tốt. Với tất cả hệ thống cửa cần lắp thành khung cố định chắc chắn để chống gió, bão.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng theo quy định

5. Quy định xây dựng trong khu công nghiệp

Việc xin giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp trên nền đất thuộc sở hữu của doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc. Quy định này nhằm giúp các cơ quan nhà nước quản lý xây dựng theo quy hoạch và đảm bảo cảnh quan tự nhiên, môi trường. Do đó, khi xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp cần phải có giấy phép. Đây chính là giấy tờ pháp lý minh chứng cho sự hợp pháp của công trình xây dựng và hạn chế xảy ra tranh chấp sau này.

Quy trình xin giấy phép cần được thực hiện đầy đủ và tuần tự theo các bước. Cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  • Bước 2: Nộp bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân xã, phường.
  • Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra, trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép.
  • Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố. Thời gian thẩm định và nhận giấy phép là từ 10 đến 15 ngày làm việc.

Bộ hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để xin xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp cũng khá phức tạp và nhiều loại giấy tờ. Cụ thể xem tại: Hồ sơ xin xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp

Tuy nhiên, nếu khách hàng lựa chọn những đơn vị xây dựng nhà xưởng uy tín, nhiều kinh nghiệm thì sẽ được hỗ trợ làm thủ tục xin cấp giấy phép. Đồng thời, đơn vị cũng luôn nhiệt tình tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về những quy định xây dựng nhà xưởng. Để doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục nhanh chóng và công trình nhà xưởng đạt hiệu quả, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Một trong những đơn vị xây dựng nhà xưởng uy tín hàng đầu hiện nay là Công ty Cổ phần Công nghiệp SUMITECH. Với 13 năm xây dựng, phát triển SUMITECH luôn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo tuân thủ đúng mọi quy định về xây dựng nhà xưởng. Hơn nữa, nhờ sở hữu đội ngũ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, trình độ cao SUMITECH tự hào mang tới các giải pháp thiết kế, thi công nhà xưởng hiệu quả, vận hành tối ưu.

Để giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn cụ thể các quy định về xây dựng nhà xưởng, khách hàng vui lòng liên hệ với SUMITECH để được tư vấn tận tình.

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 * が付いている欄は必須項目です

コメントを残す

メールアドレスが公開されることはありません。 * が付いている欄は必須項目です