Quy trình thiết kế hệ thống điện công nghiệp chuẩn nhất

5/5 - (2 bình chọn)

25 Tháng Mười, 2020|Quản trị viên

Bản thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sơ bộ cần dễ đọc cũng như thể hiện khái quát hệ thống như thế nào

Nẵm rõ các bước trong quy trình thiết kế hệ thống điện công nghiệp chuẩn từ các doanh nghiệp hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm, sẽ đảm bảo sự chính xác và tiến độ thi công đúng như dự định. Quy trình thiết kế chuẩn đã được kỹ sư Sumitech tổng hợp ngay sau đây. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Quy trình 5 bước khi thiết kế hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp chiếm khoảng 40-60% khối lượng M&E, có vai trò quyết định đến toàn bộ việc sản xuất và vận hàng của nhà máy. Do đó, hệ thống phải được thiết kế chuẩn ngay từ những bước đầu tiên. Theo khảo sát chung, quy trình thiết kế trải qua 5 bước như sau.

1.1. Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng

Thu thập số liệu, đo đạc diện tích cần lắp đặt hệ thống điện công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong thiết kế
Thu thập số liệu, đo đạc diện tích cần lắp đặt hệ thống điện công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong thiết kế

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, đơn vị thi công sẽ tiến hành thu thập các thông tin của công trình, nhà máy. Đó là các thông tin chi tiết về: diện tích không gian, số lượng công nhân, thiết bị máy móc, ngành nghề sản xuất, những loại thiết bị cần sử dụng. 

Để đảm bảo tính chính xác, các kỹ sư sẽ khảo sát thực tế tại nhà xưởng doanh nghiệp. Thực hiện kiểm tra, đo đạc và thu thập những thông tin trên. 

1.2. Tư vấn, đưa ra phương án hợp lý nhất

Căn cứ theo nguồn thông tin thu thập và tình hình thực tế của doanh nghiệp, đơn vị thi công sẽ tính toán các phương án cụ thể. Tất cả phương án phải đảm bảo các yêu cầu về: 

  • Nhu cầu tải điện, hệ thống chiếu sáng, làm mát, các thiết bị trong sản xuất… 
  • Tính toán phân bổ lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị sử dụng điện;
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi và an toàn;

Sau khi nhận được phương án, doanh nghiệp sẽ đánh giá và chọn lựa phương án thi công phù hợp nhất. Hai bên trao đổi và cùng thống nhất phương án cuối cùng. 

1.3. Lên bản vẽ thiết kế sơ bộ cho hệ thống điện

Bản thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sơ bộ cần dễ đọc cũng như thể hiện khái quát hệ thống như thế nào
Bản thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sơ bộ cần dễ đọc cũng như thể hiện khái quát hệ thống như thế nào

Hệ thống điện nhà xưởng sẽ được thể hiện bao quát trên bản thiết kế sơ bộ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được hệ thống điện tại nhà xưởng như thế nào, cách bố trí các thiết bị nằm ở đâu, khu vực vận hành, khu vực lắp đặt tủ điện nhà xưởng công nghiệp

Bản thiết kế sơ bộ cần được thể hiện rõ nét, dễ hiểu, đúng với tỷ lệ thực tế nhằm tạo nên góc nhìn khách quan nhất đến khách hàng. 

1.4. Gửi khách hàng duyệt thiết kế sơ bộ

Đơn vị thi công sẽ trình bày bản thiết kế hệ thống điện công nghiệp sơ bộ. Doanh nghiệp dựa trên bản thiết kế để nhận định tính hợp lý về: việc bố trí thiết bị, tính toán về số lượng thiết bị dự kiến, chi phí lắp đặt và vận hành dự kiến,….Từ đó đưa ra nhận xét thiết thực, góp phần hỗ trợ hoàn thành bản thiết kế một cách tốt nhất. 

1.5. Lên bản thiết kế thi công hoàn chỉnh

Bản thiết kế hoàn chỉnh thể hiện được vị trí lắp đặt, số lượng và phương thức bố trí của hệ thống điện công nghiệp tại nhà xưởng.
Bản thiết kế hoàn chỉnh thể hiện được vị trí lắp đặt, số lượng và phương thức bố trí của hệ thống điện công nghiệp tại nhà xưởng.

Dựa trên sự đồng thuận và ý kiến đóng góp của quý doanh nghiệp đơn vị thi công sẽ xây dựng bản thiết kế hoàn chỉnh. Trong bản thiết kế sẽ thể hiện rõ vị trí của từng thiết bị, các loại thiết bị được sử dụng, khung cảnh sau khi lắp đặt hệ thống điện, các mô phỏng về hoạt động sử dụng, vận hành,… Nên thiết kế bản vẽ 3D để thể hiện chân thực nhất các thông tin trên. 

2. Những lưu ý khi thực hiện bản thiết kế hệ thống điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp cần được lắp đặt chắc chắn, gọn gàng và đảm bảo an toàn sử dụng. 
Hệ thống điện công nghiệp cần được lắp đặt chắc chắn, gọn gàng và đảm bảo an toàn sử dụng.

Để thực hiện đúng quy trình trên, ngoài 2 yêu cầu cơ bản bắt buộc phải nắm vững là tính RÕ RÀNG và HIỆU QUẢ, đơn vị thi công phải đảm bảo: 

  • Thiết kế phải đảm bảo được sự an toàn trong toàn bộ quá trình lắp đặt và vận hành;
  • Tính toán được về cân bằng tải điện để đảm bảo toàn bộ hệ thống điện vận hành trơn tru, hiệu quả;
  • Tính toán được lượng điện khi vận hành và chi phí doanh nghiệp tiêu tốn khi đưa hệ thống điện vào sử dụng với sai số thấp;
  • Đảm bảo quy định của nhà nước về tiêu chuẩn hệ thống điện công nghiệp.

3. Nên tự thiết kế hệ thống điện công nghiệp hay lựa chọn bên thứ 3?

Người thiết kế hệ thống điện công nghiệp không chỉ nắm vững chuyên môn kỹ thuật mà còn phải thể hiện khách quan và chân thực các chi tiết thể hiện trên bản vẽ. Do vậy, doanh nghiệp có 2 phương án để có bản thiết kế hệ thống điện phù hợp nhất. 

  • Giao cho đội ngũ nhân viên chuyên môn cao để thiết kế hệ thống điện phù hợp nhà xưởng.
  • Lựa chọn đơn vị thiết kế hệ thống điện công nghiệp chuyên nghiệp, uy tín bên ngoài.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang lựa chọn sự hỗ trợ từ các đơn vị chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí và đảm bảo tiến độ thi công. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Công nghiệp Sumitech đã có cơ hội phục vụ nhiều doanh nghiệp trên lĩnh vực thi công và thiết kế hệ thống điện công nghiệp. 

Với chúng tôi, chất lượng dịch vụ luôn là vấn đề tiên quyết mang đến sự thành công của công ty. Vì thế, Sumitech luôn tận tâm trong từng dịch vụ, đặt lợi ích của khách hàng doanh nghiệp lên hàng đầu. Đảm bảo thi công “ĐÚNG-CHUẨN-ĐẸP” cả về tiến độ, tiêu chuẩn và thẩm mỹ của công trình. 

Vui lòng liên hệ 099.33.66.686 để được kỹ sư Sumitech tư vấn chi tiết thiết kế hệ thống điện công nghiệp. Địa chỉ: Phòng 1702-N01A, Tòa nhà K35, Đường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *