Bản vẽ hệ thống điện công nghiệp chuẩn: 5 tiêu chí cần biết

5/5 - (2 bình chọn)

17 Tháng Mười, 2020|Quản trị viên

Sơ đồ cung cấp điện tổng thể tại nhà xưởng sơ bộ

Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp chuẩn, rõ ràng từng chi tiết là bước quan trọng để thi công đúng tiến độ và lắp đặt chính xác từng thiết bị, đường dây điện. Do vậy, khi thiết kế, doanh nghiệp hoặc kỹ sư cần đảm bảo đủ 5 tiêu chí sau đây.

1. Xây dựng bản vẽ hệ thống điện công nghiệp dễ đọc

Bản vẽ thiết kế đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp đội ngũ thi công thực hiện chính xác từng chi tiết như đi đường dây điện, lắp đặt tủ điện nhà xưởng… từ đó góp phần đảm bảo tiến độ dự án. Các ký hiệu sử dụng trong bản vẽ đúng theo ngôn ngữ, ký hiệu kỹ thuật. Đồng thời, có chú thích, giải thích ký hiệu ở dưới bản vẽ.

Bản vẽ hệ thống điện công nghiệp phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và dễ đọc
Bản vẽ hệ thống điện công nghiệp phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và dễ đọc

Bản vẽ được thể hiện rõ ràng từng khu vực bố trí ra sao, tỉ lệ so với thực tế là bao nhiêu. Ví dụ 1:2 hoặc 1:5 hoặc 1:10.

Bên cạnh đó, người thiết kế phải ghi rõ bản vẽ này áp dụng cho khu vực nào trong nhà máy, nhà xưởng, hệ thống công nghiệp… Để đơn vị thi công chuẩn bị đúng thiết bị và thực hiện đúng khu vực theo yêu cầu.

2. Đảm bảo về độ an toàn của hệ thống điện công nghiệp

Mục đích khi xây dựng bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện không chỉ hỗ trợ tiến độ thi công đúng chuẩn mà còn đảm bảo an toàn với người lao động. Trưởng nhóm kỹ thuật sẽ phân tán người lao động khỏi các khu vực thi công hệ thống điện. Sắp xếp và chuẩn bị các trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho từng hạng mục thi công.

Khi thiết kế cần tính toán về tải điện, đường dẫn. Tránh tối đa các tình trạng có thể gây chập, cháy hay mất an toàn điện cho người lao động.

Chính vì thế, đảm bảo an toàn là yếu tố quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu khi xây dựng hệ thống điện của bất cứ doanh nghiệp nào.

3. Bản vẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước về điện công nghiệp

Ngoài 2 tiêu chí dễ đọc và an toàn thì bản vẽ hệ thống điện công nghiệp cũng cần đảm bảo các yếu tố về tiêu chuẩn của nhà nước. Các tiêu chuẩn đó là:

  • TCVN 8241-4-2:2009 tương đương với IEC 61000-4-2:2001. Tiêu chuẩn về “Tương thích điện từ (EMC) – Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện – Phương pháp đo và thử”.
  • TCVN 5699-1:2010 tương đương với IEC 60335-1:2010. Tiêu chuẩn về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn
  • TCVN 7922:2008 tương đương với IEC 60617: 2002. Tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ hệ thống điện.
  • Tiêu chuẩn xây dựng – TCXDVN 319:2004. Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.
  • Tiêu chuẩn ngành – 11TCN 18:2006. Tiêu chuẩn về quy phạm trang bị điện.
  • TCVN 3715:82. Tiêu chuẩn về Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000 kVA, điện áp đến 20 kV – Yêu cầu kỹ thuật.

4. Đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất của các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp

Bản vẽ điện công nghiệp cần tính đến khả năng cung cấp điện ổn định cho quá trình sản xuất
Hệ thống điện cần đảm bảo được khả năng cung cấp nguồn điện ổn định cho quá trình sản xuất

Vì các kỹ sư sẽ thi công đúng như bản vẽ thiết kế, nên bản vẽ phải cam kết hệ thống điện vận hành ổn định và liên tục. Hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống đèn, quạt, thông gió… hoạt động hiệu quả, đúng với công suất và các tính toán ban đầu. Từ đó, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ diễn ra trơn tru và vận hành ổn định trong thời gian dài.

Trưởng nhóm kỹ thuật điện của doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng các thiết bị phù hợp. Tránh một số trường hợp như bị quá tải hoặc điện năng không ổn định, có thể làm máy móc bị hỏng hoặc hoạt động kém hiệu quả.

5. Tính toán được khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn cuối cùng của một bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp chuẩn là tính toán chi phí điện năng khi sử dụng. Đồng thời, bản vẽ cũng cần thể hiện rõ phương án tối ưu chi phí sử dụng điện năng nhất mà vẫn đem lại hiệu quả, máy móc hoạt động ổn định. Doanh nghiệp có thể chủ động về chi phí hoặc thay thế các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp hơn, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Để thiết kế bản vẽ đáp ứng đủ 5 tiêu chí trên, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân sự lành nghề, am hiểu về điện công nghiệp. Hoặc tìm đến sự hỗ trợ từ các công ty chuyên về thiết kế điện công nghiệp để được tư vấn phương án thiết kế hợp lý nhất.

Xem thêm: Quy trình thiết kế hệ thống điện công nghiệp

6. Sumitech SMI – Đơn vị thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp hàng đầu

Trong hơn 10 năm qua, Sumitech là đơn vị thiết kế và thi công hệ thống điện công nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp lớn tin chọn. Như Honda Việt Nam, Toto, Nidec, Goshi, ShinEtsu, ABB…

Sumitech - Đơn vị từng thiết kế, thi công, làm bản vẽ hệ thống điện công nghiệp cho nhiều đơn vị lớn nhỏ trên thị trường
Sumitech – Đơn vị từng thiết kế, thi công, làm bản vẽ hệ thống điện công nghiệp cho nhiều đơn vị lớn nhỏ trên thị trường

Đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật M&E được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn phương án thiết kế, lắp đặt phù hợp nhất với tình trạng nhà xưởng, nhà máy. Sumitech thực hiện khảo sát trực tiếp và thiết kế bản vẽ 2D, 3D chi tiết nhất. Thể hiện rõ ràng các yếu tố khi thi công hệ thống điện.

Quy trình làm việc chuyên nghiệp từ khâu nhận yêu cầu khách hàng đến khâu bảo hành, đảm bảo từng hạng mục thi công đúng tiến độ. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước về hệ thống điện công nghiệp.

Các kỹ sư của Sumitech luôn sẵn sàng tư vấn 24/7 giúp doanh nghiệp thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp phù hợp nhất.

  • Hotline: 099 3366 686
  • Địa chỉ: P1702, tòa N01A, K35 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *