Điện công nghiệp có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

3 Tháng Mười Hai, 2020|Quản trị viên

Điện công nghiệp có nguy hiểm không? Khi thi công vì sao cần đảm bảo an toàn điện? Sumitech sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết này. 

1. Điện công nghiệp có nguy hiểm không? 

Điện công nghiệp là dòng điện có công suất cực kỳ lớn lên đến 380V, là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp để cung cấp điện cho các thiết bị, máy móc sản xuất có công suất lớn nhằm giảm tổn hao điện năng. 

Điện công nghiệp rất nguy hiểm. Đã là điện thì dù là điện công nghiệp hay điện dân dụng đều gây nguy hiểm nếu không tuân thủ các nguyên tắc an toàn, nguyên tắc làm việc về điện. 

Điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

2. Một số nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi thi công, vận hành điện công nghiệp

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất mà chúng ta cần tránh: 

  • Do bất cẩn, thiếu thận trọng khi đến gần khu vực điện, lắp đặt… không sử dụng những dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng cách điện.
  • Sự thiếu hiểu biết về chuyên môn, quy trình, nguyên tắc trong quá trình thi công, vận hành điện có thể dẫn đến sai sót cho hệ thống gây ra cháy nổ.
  • Các thiết bị sử dụng kém chất lượng sẽ làm giảm tuổi thọ của hệ thống điện cũng như gây ra tình trạng rò rỉ điện, chập điện. 
  • Việc thi công kém gây mất an toàn khi sử dụng như các mối nối điện hoặc hệ thống điện không được sắp xếp một cách hợp lý sẽ dẫn đến chập điện, rò rỉ điện 
  • Môi trường sử dụng điện không an toàn như môi trường nhiều bụi, ẩm ướt đều gây ra tình trạng cháy nổ

Để tránh được những nguy hiểm trên, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và thực hiện các biện pháp an toàn về điện. 

Kiểm tra chắc chắn trước khi tiến hành lắp đặt hoặc sửa chữa điện công nghiệp để tránh nguy hiểm
Kiểm tra chắc chắn trước khi tiến hành lắp đặt hoặc sửa chữa điện

3. Một số biện pháp an toàn điện công nghiệp cần phải lưu ý

Để tránh những nguy hiểm trên, các doanh nghiệp cần tuân thủ những biện pháp an toàn sau đây. 

3.1. Tuân thủ quy định an toàn điện công nghiệp

Đây là việc đầu tiên mà mọi doanh nghiệp cũng như cá nhân cần đảm bảo:

  • Nhân sự chuyên môn: Tất cả những vấn đề liên quan đến điện như thi công, sửa chữa,…đều phải do người có chuyên môn hoặc kỹ sư điện thực hiện. Có ít nhất 2 người cùng tham gia để hỗ trợ lẫn nhau nếu có tình huống xấu xảy ra. 
  • Đảm bảo nguồn điện đã được ngắt trước khi thực thi công việc: Kiểm tra chắc chắn bằng bút thử điện. Không sử dụng thang kim loại. Khi dùng sào cách điện để đóng/ngắt thiết bị điện phải trang bị găng tay, ủng cách điện và kính bảo vệ mắt
  • Luôn phải treo biển cảnh báo tại những nơi có dòng điện nguy hiểm. Không được đến gần hoặc tự ý thay đổi hệ thống điện nếu không có sự cho phép.
  • Nếu phát hiện điều bất thường như có mùi khét, khói từ hệ thống điện phải lập tức thông báo cho người có chuyên môn về điện, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống để duy trì hệ thống ổn định và phát hiện nhanh những sai sót để khắc phục kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng điện công nghiệp để tránh nguy hiểm
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện công nghiệp

3.2. Sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân 

Tất cả nhân viên khi tham gia lắp đặt hoặc sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Luôn sử dụng đồ bảo hộ lao động: giày cách điện, găng tay, mũ và quần áo phải khô ráo.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Bút thử điện, kìm cách điện, sào cách điện. Chỉ sử dụng các thiết bị chất lượng và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn 
  • Nên bảo quản các dụng cụ trên ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh để ở những môi trường ẩm ướt, hóa chất dễ gây cháy nổ. Nếu dòng điện vượt quá chỉ số an toàn của dụng cụ thì không được sử dụng dụng cụ đó trong quá trình thi công.

3.3. Sử dụng các biện pháp an toàn kỹ thuật 

Sau đây là yếu tố mọi kỹ sư điện cần lưu ý:

  • Dây dẫn điện, vỏ cách điện: Phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm những rủi ro và đảm bảo an toàn về chỉ số kỹ thuật. Những nơi dễ rò rỉ điện cần phải chọn loại dây dẫn có lớp cách điện phù hợp. 
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn: Đối với điện cao thế là 3.5m. Khi cần chiếu sáng ở những nơi có vùng điện nguy hiểm, phải sử dụng bóng đèn nung loại chụp treo thấp hơn 2.5m hoặc dùng điện áp 36V.
  • Lập tức đóng toàn bộ hệ thống điện nếu phát hiện có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị.
Ngay lập tức ngắt nguồn điện công nghiệp khi phát hiện rò rỉ điện nguy hiểm
Ngay lập tức ngắt nguồn điện khi phát hiện rò rỉ điện

Như vậy, đảm bảo được 3 biện pháp trên đây sẽ đảm bảo an toàn cho công nhân, máy móc và nhà xưởng. Nếu chưa có nhân sự chuyên môn, doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị uy tín để thực thi hệ thống.

4. SUMITECH – Đơn vị thi công uy tín, đảm bảo mức độ an toàn điện công nghiệp

Công ty cổ phần công nghiệp Sumitech (SMI) tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn, thi công, thiết kế hệ thống điện nhà xưởng. Với hơn 10 năm hoạt động, Sumitech đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và là đối tác của nhiều khách hàng tiêu biểu như ABB, Honda, Goshi, Nippon, TOTO,….

Với bề dày kinh nghiệm, Sumitech cam kết đảm bảo chất lượng hệ thống và mức độ an toàn lên hàng đầu. Mức giá thi công hấp dẫn, cạnh tranh và đảm bảo thời gian thi công nhanh gọn. 

Kỹ sư luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp:

Trên đây là các giải đáp về vấn đề Điện công nghiệp có nguy hiểm không và các biện pháp an toàn trong thi công, lắp đặt hệ thống điện. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm những kiến thức hữu ích giúp doanh nghiệp vận hành hệ thống tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *