Step-by-step instructions to have a STANDARD factory electrical diagram

5/5 - (1 vote)

26 November, 2020|Quản trị viên

Sơ đồ điện nhà xưởng có thể thiết kế bằng một số công cụ như Autocad, Corel. Nhưng trước đó, người thiết kế cần nắm rõ các bước tính toán số liệu, thiết bị để lên bản vẽ chuẩn, chính xác và chi tiết nhất. Hãy xem ngay hướng dẫn chi tiết từng bước của kỹ sư Sumitech sau đây.

1. Thế nào là sơ đồ điện nhà xưởng chuẩn?

Hệ thống điện nhà xưởng nắm giữ vai trò quan trọng, chính là cung cấp điện năng cho các trang thiết bị, máy móc hoạt động, kiến tạo không gian làm việc đúng tiêu chuẩn để công nhân làm việc và các hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch.

Bản vẽ sơ đồ điện nhà xưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi xây dựng hệ thống điện cho doanh nghiệp
Bản vẽ sơ đồ điện nhà xưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi xây dựng hệ thống điện cho doanh nghiệp

Để có một hệ thống hoạt động năng suất và hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp cần có một bản vẽ sơ đồ điện nhà xưởng chuẩn. Dưới đây là 5 tiêu chí cần có khi thiết kế:

  • Dễ đọc, dễ hiểu, tuân theo các quy định: Đảm bảo ngôn từ, ký hiệu, biểu tượng… được sử dụng chính xác từng chi tiết xuất hiện trên bản vẽ: vị trí tủ điện nhà xưởng, cách bố trí, đường dây điện,… để các kỹ sư, kỹ thuật viên thi công dễ dàng thực hiện.
  • Đúng các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước: Đây là yêu cầu bắt buộc với mọi bản vẽ điện công nghiệp. Một số tiêu chuẩn quan trọng đó là:
    • TCVN 7447-5-51:2010: tiêu chuẩn về hệ thống lắp đặt mạng điện hạ áp, tương đương với IEC 60364-5-51:2005
    • TCVN 394:2007: tiêu chuẩn về thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện
    • Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN: quy phạm trang bị điện 2006
    • QCVN 01:2008/BCT: quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện cấp quốc gia
  • Tính toán về mức độ hiệu quả trong vận hành: Tại khâu này, kỹ sư điện phải tính toán chính xác các số liệu: số lượng thiết bị, loại thiết bị sử dụng, tủ điện tại từng khu vực, công suất…Tải điện được thiết kế như thế nào để máy móc, thiết bị hoạt động hiệu quả, đạt hiệu suất cao nhất.
  • Đảm bảo an toàn: Sơ đồ điện nhà xưởng cần được thiết kế chính xác, phân bố rõ ràng giữa các khu vực: sản xuất, giám sát, kiểm tra, kho, khu vực tủ điện,… Tại từng khu vực phải tuân thủ theo các quy định về an toàn để đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
  • Tính toán kỹ càng về chi phí: Việc này giúp nhà xưởng hạn chế việc tháo và lắp lại thiết bị gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí cả trong quá trình thi công đến quá trình vận hành sau này

2. Các bước để vẽ sơ đồ điện nhà xưởng chuẩn nhất

2.1. Tính toán số liệu

Dựa trên các số liệu và thông tin thu thập được từ chuyến khảo sát nhà xưởng thực tế và các yêu cầu từ chủ đầu tư, kỹ sư tiến hành tính toán công suất hệ thống.

Tính toán số liệu chính xác là bước quan trọng để lên một bản sơ đồ bản vẽ hệ thống điện
Tính toán số liệu chính xác là bước quan trọng để lên một bản sơ đồ bản vẽ hệ thống điện

Quan trọng nhất tại bước này là phải tính toán được chính xác, phân chia rõ ràng từng khu vực: sản xuất, kiểm soát, kiểm tra, kho bãi,… tránh tối đa các trường hợp chập, cháy, mất an toàn điện. Hoặc trường hợp không cung cấp đủ (hoặc thừa điện năng), mất cân bằng tải điện dẫn đến hao phí và hỏng hóc máy móc, thiết bị.

2.2. Dự toán về thiết bị sử dụng

Từ công suất toàn bộ hệ thống, kỹ sư điện lên dự trù khối lượng công việc và số lượng vật tư cần thiết. Đồng thời lên kế hoạch lựa chọn trang thiết bị vật tư, để vừa đáp ứng đúng yêu cầu chủ đầu tư vừa tiết kiệm chi phí.

Tính toán số lượng thiết bị cũng là cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Tính toán số lượng thiết bị cũng là cách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Sau đó, đơn vị thi công gửi bán kế hoạch cho doanh nghiệp. Nếu hai bên thống nhất, đơn vị thi công sẽ bắt đầu thực thi các hạng mục. Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm báo cáo và tự chịu chi phí phát sinh nếu có.

2.3. Lên bản thiết kế sơ đồ điện

Tại giai đoạn này, kỹ sư điện hoàn thiện và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống: đủ thiết bị cần thiết chưa, đúng yêu cầu của khách hàng chưa, ký hiệu rõ ràng chưa, đầy đủ thông tin chưa,… Cách bố trí cụ thể đường dây, trang thiết bị tại từng khu vực, chi tiết cách đi dây và đấu nối điện,… Điều này giúp thi công an toàn, chính xác, dễ dàng khi bảo hành và sửa chữa sau này.

3. Một số công cụ có thể sử dụng để vẽ sơ đồ điện nhà xưởng

Các công cụ sau đây sẽ giúp việc thiết kế đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian:

  • Autocad có các ưu điểm như linh hoạt góc nhìn, mô hình 3D chân thực, trực quan, bóc tách và hợp nhất dễ dàng các chi tiết,… Autocad đang được các kỹ sư điện ưa chuộng để thiết kế mô hình 3D trực quan.
  • Sketch cung cấp bộ công cụ chỉnh sửa mọi chi tiết trong bản thiết kế với độ chính xác lên đến từng pixel. Không chỉ vậy, người dùng có thể thiết kế đồ họa vector, sử dụng preset, dễ dàng xuất code và tạo mẫu prototype.
  • Corel có thiết kế giao diện thân thiện, nhiều phím tắt hỗ trợ tiện dụng, trực quan giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian. Bên cạnh đó, Corel còn có chức năng cắt ghép ảnh bitmap, chỉnh sửa nhanh chóng, hỗ trợ quá trình in ấn,…

4. Hình ảnh mẫu sơ đồ điện nhà xưởng chuẩn

Hình ảnh mẫu sơ đồ điện của kho đồng KCN Tiên Sơn
Hình ảnh mẫu sơ đồ điện của kho đồng KCN Tiên Sơn
Hình ảnh mẫu hệ thống điện tại khu vực bếp ăn KCN Thăng Long II
Hình ảnh mẫu hệ thống điện tại khu vực bếp ăn KCN Thăng Long II
Hình ảnh mẫu hệ thống điện nhà máy KCN Thăng Long II
Hình ảnh mẫu hệ thống điện nhà máy KCN Thăng Long II

Trên đây là ba bước và các công cụ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết kế sơ đồ điện nhà xưởng. Doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với các kỹ sư của Sumitech để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn. Bằng đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế sơ đồ điện nhà xưởng chuẩn và phù hợp nhất.

  • Email: info.sumitechvn@gmail.com
  • Điện thoại: 024 7108 8838 – 099 3366 686

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *