Nắm rõ các ký hiệu điện công nghiệp là điều cơ bản một kỹ thuật viên cần có khi thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích các ký hiệu điện cơ bản để ai cũng có thể hiểu được bản vẽ thiết kế mạch điện một cách chính xác.
1. Bảng ký hiệu hình vẽ sử dụng trong điện công nghiệp
Các hình vẽ ký hiệu điện công nghiệp sử dụng trong bản vẽ thiết kế mạch điện được dùng để thay thế cho tên các thiết bị điện hoặc nhóm các thiết bị điện có chức năng giống nhau. Việc sử dụng các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp sẽ giúp đơn giản hoá việc thiết kế và tăng tính chuyên nghiệp của quá trình thi công hệ thống điện công nghiệp lên rất nhiều.
1.1. Ký hiệu cơ bản sử dụng trong điện công nghiệp
Trước hết, để có thể đọc bản vẽ một cách hiệu quả nhất khách hàng cần nắm rõ những ký hiệu trong mạch điện công nghiệp thường được sử dụng trong đó. Dưới đây là bảng thống kê gồm những ký hiệu cơ bản nhất trong bản vẽ hệ thống điện công nghiệp.
Tên gọi | Ký hiệu | Tên gọi | Ký hiệu |
Dòng điện một chiều | Dây pha | ||
Dòng điện xoay chiều | Dây trung tính | ||
Cực dương | Hai dây dẫn chéo nhau | ||
Cực âm | Hai dây dẫn nối nhau | ||
Mạch điện 3 dây | Cầu dao hai cực; ba cực | ||
Công tắc hai cực | Công tắc ba cực | ||
Cầu chì | Chấn lưu | ||
Đèn huỳnh quang | Chuông điện | ||
Đèn sợi đốt | Ổ điện | ||
Quạt trần | Ổ điện và phích cắm điện |
1.2. Ký hiệu các loại đèn điện, thiết bị điện
Sau khi tìm hiểu về cách ký hiệu cơ bản, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những ký hiệu cụ thể hơn, ví dụ như ký hiệu đại diện cho các loại đèn và thiết bị điện sẽ được sử dụng trong nhà xưởng.
STT | Tên gọi | Ký hiệu điện công nghiệp | |
Trên sơ đồ nguyên lý | Trên sơ đồ vị trí | ||
1 | Lò điện trở | ||
2 | Lò hồ quang | ||
3 | Lò cảm ứng | ||
4 | Lò điện phân | ||
5 | Máy điện phân bằng từ | ||
6 | Chuông điện | ||
7 | Quạt trần, quạt treo tường | ||
8 | Đèn sợi đốt | ||
9 | Đèn huỳnh quang | ||
10 | Đèn nung sáng có chụp | ||
11 | Đèn chiếu sâu có chụp tráng men | ||
12 | Đèn có bóng tráng gương | ||
13 | Đèn thuỷ ngân có áp lực cao | ||
14 | Đèn chống nước và bụi | ||
15 | Đèn chống nổ không chụp | ||
16 | Đèn chống nổ có chụp | ||
17 | Đèn chống hoá chất ăn mòn |
1.3. Ký hiệu thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, ổ cắm
Bên cạnh những ký hiệu chung, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về những ký hiệu cụ thể cho các thiết bị điện công nghiệp như cầu dao, công tắc, ổ cắm,…
STT | Tên gọi | Ký hiệu điện công nghiệp | |
Trên sơ đồ nguyên lý | Trên sơ đồ vị trí | ||
1 | Cầu dao 1 pha | ||
2 | Cầu dao 1 pha 2 ngả (cầu dao đảo 1 pha) | ||
3 | Cầu dao 3 pha | ||
4 | Cầu dao 3 pha 2 ngả (cầu dao đảo 3 pha) | ||
5 | Công tắc 2 cực | ||
6 | Công tắc 3 cực | ||
7 | Công tắc xoay 4 cực | ||
8 | Ổ cắm điện – Kiểu thường – Kiểu kín | ||
9 | Ổ cắm điện có cực thứ 3 nối đất |
1.4. Ký hiệu thiết bị đo lường dùng trong điện công nghiệp
Các ký hiệu của thiết bị đo lường cũng được sử dụng nhiều trong bản vẽ sơ đồ mạch điện nhà xưởng. Một số ký hiệu phổ biến thường thấy bao gồm:
STT | Tên gọi | Ký hiệu |
1 | Cosφ kế | |
2 | Pha kế | |
3 | Tần số kế | |
4 | Watt kế | |
5 | VAr kế | |
6 | Điện kế |
1.5. Ký hiệu các thiết bị đóng cắt điều khiển điện
Ngoài ra trong sơ đồ mạch điện công nghiệp còn sử dụng những ký hiệu chỉ thiết bị đóng cắt điều khiển điện như sau:
STT | Tên gọi | Ký hiệu | Chú ý |
1 | Phần tử đốt nóng của rơ le nhiệt | ||
2 | Cuộn dây rơ-le so lệch | ||
3 | Cuộn dây rơ-le không, làm việc với dòng AC | ||
4 | Nút nhấn không tự giữ a. Thường mở b. Thường kín | Buông tay ra sẽ trở về trạng thái ban đầu | |
5 | Nút ấn tự giữ a. Thường mở b. Thường kín c. Đối nối | Tự giữ trạng thái tác động khi buông tay ra | |
6 | Nút bấm liên động | ||
7 | Công tắc hành trình a. Thường mở b. Thường đóng c. Liên động | ||
8 | Tiếp điểm của rơ-le điện a. Thường mở b. Thường kín c. Đối nối | Dùng cho các loại rơ-le, trừ rơ-le nhiệt và rơ-le thời gian |
2. Bảng ký hiệu điện bằng chữ sử dụng trong mạch điện công nghiệp
Bên cạnh những ký hiệu bằng hình ảnh, khi đọc bản vẽ mạch điện công nghiệp bạn cũng cần hiểu được những ký hiệu viết tắt bằng chữ. Dưới đây là những ký hiệu điện công nghiệp bằng chữ thường được sử dụng hiện nay:
STT | Ký hiệu | Tên gọi | Ghi chú |
1 | CD | Cầu dao | |
2 | CB; Ap | Aptomat; máy cắt hạ thế | |
3 | CC | Cầu chì | |
4 | K | Công tắc tơ, khởi động từ | Có thể sử dụng các thể hiện đặc tính làm việc như: T – công tắc tơ quay thuận; H – công tắc tơ hãm dừng… |
5 | K | Công tắc | Dùng trong sơ đồ chiếu sáng |
6 | O; OĐ | Ổ cắm điện | |
7 | Đ | Đèn điện | Dùng trong sơ đồ chiếu sáng |
8 | Đ | Động cơ một chiều; động cơ điện nói chung | Dùng trong sơ đồ điện công nghiệp |
9 | CĐ | Chuông điện | |
10 | BĐ | Bếp điện, lò điện | |
11 | QĐ | Quạt điện | |
12 | MB | Máy bơm | |
13 | ĐC | Động cơ điện nói chung | |
14 | CK | Cuộn kháng | |
15 | ĐKB | Động cơ không đồng bộ | |
16 | ĐĐB | Động cơ đồng bộ | |
17 | F | Máy phát điện một chiều; máy phát điện nói chung | |
18 | FKB | Máy phát không đồng bộ | |
19 | FĐB | Máy phát đồng bộ | |
20 | M; ON | Nút khởi động máy | |
21 | D; OFF | Nút dừng máy | |
22 | KC | Bộ khống chế, tay gạt cơ khí | |
23 | RN | Rơ-le nhiệt | |
24 | RTh | Rơ-le thời gian (timer) | |
25 | RU | Rơ-le điện áp | |
26 | RI | Rơ-le dòng điện | |
27 | RTr | Rơ-le trung gian | |
28 | RTT | Rơ-le bảo vệ thiếu từ trường | |
29 | RTĐ | Rơ-le tốc độ | |
30 | KH | Công tắc hành trình | |
31 | FH | Phanh hãm điện từ | |
32 | NC | Nam châm điện | |
33 | BĐT | Bàn điện từ | |
34 | V | Van thuỷ lực, van cơ khí | |
35 | MC | Máy cắt trung, cao thế | |
36 | MCP | Máy cắt phân đoạn đường dây | |
37 | DCL | Dao cách ly | |
38 | DNĐ | Dao nối đất | |
39 | FCO | Cầu chì tự rơi | |
40 | BA; BT | Máy biến thế | |
41 | CS | Thiết bị chống sét | |
42 | T | Thanh cái cao áp, hạ áp | Dùng trong sơ đồ cung cấp điện |
43 | T (transformer) | Máy biến thế | Dùng trong sơ đồ điện tử |
44 | D; DZ | Diode; Diode zener | |
45 | C | Tụ điện | |
46 | R | Điện trở | |
47 | RT | Điện trở nhiệt |
3. Một số tiêu chí cần đảm bảo của bản vẽ mạch điện công nghiệp
Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa của các ký hiệu điện công nghiệp thì việc quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp nên quan tâm là đánh giá tổng thể bản vẽ mạch điện. Bản vẽ mạch điện công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng vì nó quyết định độ chính xác của toàn bộ quá trình thi công điện nhà xưởng. Do đó, bản vẽ cần đảm bảo những tiêu chí nhất định để kỹ thuật viên có thể tiến hành lắp đặt hệ thống điện đúng chuẩn và an toàn. Cụ thể như:
- Bản vẽ mạch điện phải dễ đọc, dễ hiểu. Các yếu tố được thể hiện trong bản vẽ phải tuân thủ theo quy chuẩn về ký hiệu điện công nghiệp ở trên.
- Thiết kế mạch điện phải đúng theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Ví dụ: Nơi nào không thể lắp đặt dây và cáp điện xa hẳn các kết cấu kim loại phục vụ mục đích khác thì các kết cấu đó cũng phải nối đất.
- Bản vẽ phải đáp ứng mức độ an toàn cao. Việc đảm bảo an toàn không chỉ cần thiết trong lúc thi công mà còn cần trong quá trình vận hành sau này.
- Một bản thiết kế mạch điện tốt cũng cần tính toán đến mức độ hiệu quả của toàn bộ hệ thống điện. Sau khi hoàn tất thi công, hệ thống điện nhà xưởng phải vận hành trơn tru với năng suất cao.
- Tính toán khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp: Xác định khối lượng điện năng sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Trên đây là tổng hợp ký hiệu điện công nghiệp đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện các công việc liên quan đến hệ thống điện.