Thông gió nhà xưởng
Mục đích của thông gió nhà xưởng và giải pháp cho doanh nghiệp
Mục đích thông gió nhà xưởng là để làm gì? Có những biện pháp thông gió, làm giảm nhiệt độ nhà xưởng nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết ở dưới đây. 1. Mục đích thông gió nhà xưởng là gì? Thông gió là một trong những hệ. . .
[Quy trình] Thi công, lắp đặt hệ thống thông gió trong công nghiệp
Thi công lắp đặt hệ thống thông gió để làm mát nhà xưởng là phương pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi tính hiệu quả cao, an toàn với sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí lắp đặt. Quy trình thực hiện chi tiết được tổng hợp dưới đây sẽ giúp. . .
Thông gió trong công nghiệp: 4 điều doanh nghiệp cần biết
Thông gió trong công nghiệp là một biện pháp để cân bằng nhiệt độ và không khí, tạo ra môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho người lao động. Trước khi lắp đặt hệ thống, doanh nghiệp cần nắm rõ 4 điều sau đây để lựa chọn hệ thống phù hợp, tối ưu. . .
Mục đích của thông gió công nghiệp trong nhà xưởng
Hệ thống thông gió công nghiệp là một phần không thể thiếu trong tất cả nhà xưởng hiện nay. Vậy mục đích của thông gió công nghiệp trong nhà xưởng là gì? Phương pháp thông gió nào đang được sử dụng phổ biến nhất? 1. Mục đích của việc thông gió trong nhà xưởng công. . .
Cách lắp quạt thông gió công nghiệp
Thông gió công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa không khí nhà xưởng. Bên cạnh chất lượng quạt thông gió, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và áp dụng đúng cách lắp quạt thông gió công nghiệp cũng là điều nên được lưu ý để sử dụng hiệu. . .
Thông gió tự nhiên trong nhà xưởng
Các khí bẩn, khí nóng… sinh ra bởi hoạt động sản xuất có thể làm không khí nhà xưởng trở nên ngột ngạt. Và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng lắp đặt điều hòa không khí. Chính vì thế, thông gió tự nhiên trong nhà xưởng sẽ là giải pháp hữu. . .
1. Tầm quan trọng của thông gió nhà xưởng
Thông gió nhà xưởng là hạng mục quan trọng cần được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên làm việc hiệu quả:
- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động: Trong quá trình nhà xưởng vận hành sản xuất, bụi bẩn từ máy móc, nguyên vật liệu thải ra gây ô nhiễm nguồn không khí. Do đó, sử dụng hệ thống thông gió giúp luồng không khí trao đổi ra vào liên tục, tạo môi trường làm việc thoáng mát, trong sạch.
- Giảm nhiệt độ, làm mát nhà xưởng: Nhà xưởng có số lượng người lao động lớn, máy móc vận hành liên tục trong thời gian dài, mức nhiệt thải ra môi trường lớn nên rất dễ làm cho nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng lên. Sử dụng hệ thống quạt thông gió góp phần giúp doanh nghiệp làm giảm nhiệt độ, làm mát nhà xưởng cho doanh nghiệp.
- Giảm lượng bụi trong không khí: Giúp loại bỏ được hoàn toàn bụi bẩn ra khỏi sản phẩm. Điều này là đặc biệt quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử, thực phẩm hay dược phẩm.
- Giảm lượng khí thải sản xuất: Hoạt động sản xuất sản phẩm luôn gắn liền với việc sản xuất ra các loại khí thải độc hại như: SO2, CO2, CO, CI2. Hệ thống thông gió có khả năng tạo ra dòng không khí đối lưu giúp lưu thông lượng lớn khí thải trong nhà xưởng, tạo bầu không khí trong lành đồng thời góp phần giảm thiểu các bệnh về tim mạch và đường hô hấp.
- Giảm độ ẩm trong không khí: Do nước ta thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm thường ở ngưỡng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp gây nấm mốc, hư hại các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm hoặc các thiết bị điện tử. Sử dụng hệ thống thông gió thường xuyên giúp nhà xưởng giảm tối đa hơi nước và độ ẩm, giúp sản phẩm sản xuất được bảo quản an toàn hơn.
2. Các biện pháp thông gió nhà xưởng công nghiệp phổ biến
Có 3 biện pháp thông gió nhà xưởng công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay là: thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức và thông gió bằng điều hòa.
2.1. Thông gió tự nhiên cho nhà xưởng
Thông gió tự nhiên là hình thức tận dụng luồng gió tự nhiên từ môi trường để làm mát và lọc sạch không khí bên trong nhà xưởng cho doanh nghiệp. Luồng gió được luân chuyển thông qua hệ thống cửa ra vào, cửa sổ và các khe hở trên tường nhà xưởng.
Ưu điểm của biện pháp thông gió tự nhiên
- Luồng không khí, gió được cung cấp đều đặn và liên tục
- Thiết kế đơn giản
- Tiết kiệm tối đa chi phí lắp đặt và sử dụng
Nhược điểm của biện pháp thông gió tự nhiên
- Hiệu quả thông gió đem lại không cao
- Bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: không gian, địa hình, thời tiết,…
2.2. Hệ thống thông gió nhà xưởng cưỡng bức
Hình thức thông gió nhà xưởng cưỡng bức là việc bố trí và sử dụng các thiết bị như quạt, quạt mái, quạt tường,… để hút, đẩy gió nhằm hỗ trợ thông gió tự nhiên giúp tạo hiệu quả thông gió tối ưu cho nhà xưởng.
Ưu điểm của biện pháp thông gió cưỡng bức
- Lắp đặt dễ dàng, vận hành đơn giản
- Chủ động trong quá trình thông gió
- Có khả năng kiểm soát tốt tiếng ồn
Nhược điểm của biện pháp thông gió cưỡng bức
- Chi phí đầu tư ban đầu cao
- Năng lượng điện năng tiêu thụ lớn
- Tuổi thọ không cao
Thông gió cưỡng bức được phân thành hai loại cơ bản là: Hệ thống thông gió không có kênh dẫn gió hoặc hệ thống thông gió có kênh dẫn gió. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mình mà doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình thông gió phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả lâu dài.
2.3. Hệ thống thông gió bằng điều hòa
Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng các thiết bị làm lạnh có công suất lớn để làm mát và điều hòa không khí trong nhà xưởng.
Ưu điểm của biện pháp thông gió bằng điều hòa
- Có khả năng làm lạnh sâu, điều chỉnh độ ẩm phù hợp theo mong muốn của khách hàng
- Người dùng dễ dàng thay đổi công suất hoạt động của hệ thống
- Tuổi thọ lâu dài với tính ổn định cao
Nhược điểm của biện pháp thông gió bằng điều hòa
- Tính tự động hóa không cao, phải thường xuyên có chuyên viên kiểm tra và bảo trì
- Công tác bảo trì, sửa chữa khá khó khăn, đòi hỏi kỹ sư phải có chuyên môn nghiệp vụ cao
- Năng lượng điện năng tiêu thụ lớn
3. Hướng dẫn cách tính toán thông gió nhà xưởng
Để đảm bảo hệ thống thông gió nhà xưởng được bố trí hợp lý và hoạt động mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải tính toán được cụ thể lưu lượng gió cần cung cấp.
Có hai phương pháp tính lưu lượng gió phổ biến là:
Tính theo thể tích nhà xưởng
Áp dụng công thức: Tg = X * T
Trong đó:
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần phải cung cấp cho nhà xưởng (m3/h)
- X: Số lần trao đổi gió (lần/h)
- T: Thể tích nhà xưởng (m3)
Tính theo số người trong xưởng
Áp dụng công thức: Tg = N * 20
Trong đó:
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần phải cung cấp cho nhà xưởng (m3/h)
- N: Số công nhân viên lao động trong nhà xưởng (người)
- N = S/0.7 (S: Diện tích nhà xưởng m2)
4. Thiết kế bản vẽ thông gió nhà xưởng
Bản vẽ thiết kế thông gió nhà xưởng rất quan trọng. Bản vẽ được nghiên cứu và tính toán cẩn thận đảm bảo đem lại hiệu quả làm mát cao, giúp công nhân dễ dàng thi công và lắp đặt. Đồng thời tiết kiệm chi phí giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn vốn của mình.
Quy trình để lên bản vẽ thiết kế thông gió nhà xưởng cơ bản
- Bước 1: Đội ngũ kỹ sư tiến hành thu thập dữ liệu về nhà xưởng thông qua trao đổi với khách hàng và khảo sát thực địa tại nhà xưởng
- Bước 2: Tính toán lưu lượng thông gió và số lượng các thiết bị cần thiết
- Bước 3: Lên bản thiết kế sơ bộ để trao đổi và lấy ý kiến của khách hàng
- Bước 4: Dựa trên những đồng thuận và góp ý chỉnh sửa của khách hàng, đội ngũ kỹ sư chỉnh sửa bản vẽ sao cho phù hợp thực tế
- Bước 5: Chốt bản thiết kế hoàn chỉnh và chuyển qua thi công
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về thông gió nhà xưởng, khách hàng khi có nhu cầu vui lòng liên hệ theo các thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc sớm nhất.
Thông tin liên hệ SUMITECH
- Hotline: 0989.060.987
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc