Bản vẽ điện nhà xưởng không chỉ có bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ CAD mà kỹ sư cần thêm 3 loại bản vẽ khác là 3D, tủ điện và toàn hệ thống. Vậy mỗi loại bản vẽ cần lưu ý những gì? Tìm hiểu ngay sau đây.
1. Bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện nhà xưởng
1.1. Đặc điểm của bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật điện nhà xưởng là bản vẽ chi tiết hệ thống điện bằng các hình vẽ và các ký hiệu theo những quy tắc và tỷ lệ nhất định. Bản vẽ thể hiện hình dạng, kết cấu, số lượng và vị trí lắp đặt các thiết bị điện.
Bản vẽ kỹ thuật chính là phương tiện giao tiếp trong thiết kế, thi công. Cụ thể, người kỹ sư dựa trên bản vẽ để thi công chính xác, kiểm tra và đánh giá toàn công trình. Nắm bắt tổng quan toàn hệ thống để có cơ sở trao đổi với nhau và hoàn thiện công trình thiết kế tốt hơn.
1.2. Lưu ý khi xây dựng bản vẽ kỹ thuật
Có 5 tiêu chí cần quan tâm khi thiết kế loại bản vẽ kỹ thuật này để đảm bảo chất lượng công trình:
Đảm bảo các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật cơ bản: gồm khổ giấy, tỷ lệ, nét vẽ, chữ viết và ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật.
Phải thể hiện rõ cách bố trí điện từng khu vực, cách đấu nối, hướng đi dây điện từng khu vực cũng như cách bố trí điện của toàn hệ thống.
Đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế bao gồm một số tiêu chuẩn nổi bật:
- Tiêu chuẩn “Tương thích điện từ EMC” (TCVN 8241-4-2:2009);
- Tiêu chuẩn về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự (TCVN 5699-1:2010);
- Tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện (TCVN 7922:2008);
- Tiêu chuẩn xây dựng về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình (TCXDVN 319:2004)
- Tiêu chuẩn ngành về quy phạm trang bị điện (11 TCN 18:2006)
- Tiêu chuẩn về trạm biến áp (TCVN 3715:82)
Đảm bảo về mức độ hiệu quả khi vận hành: năng lượng điện được hệ thống cung cấp phải bằng với công suất dự tính toàn nhà máy, nhà xưởng. Đồng thời, phải thể hiện cả điện năng mỗi khu vực cần để từ đó lựa chọn thiết bị phù hợp.
Cam kết tính an toàn: các vị trí đặt tủ điện nhà xưởng, dây điện phải được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ và tương quan với nơi làm việc của công nhân, để đảm bảo an toàn điện cho người lao động, hạn chế các rủi ro phát sinh về điện.
2. Bản vẽ chi tiết hệ thống điện nhà xưởng
2.1. Đặc điểm của bản vẽ chi tiết
Trước tiên bản vẽ chi tiết điện nhà xưởng là bản vẽ thể hiện cụ thể đến từng đường dây nối về hệ thống mạch điện của nhà xưởng. Bản vẽ chi tiết thường là một bản vẽ riêng biệt. Người đọc sẽ sử dụng chúng đi kèm với một bản vẽ kỹ thuật tổng thể để dễ dàng hình dung từ tổng quát đến chi tiết của hệ thống điện nhà xưởng. Từ đó dễ dàng vạch định được vị trí chính xác và hoàn thiện thi công và sửa chữa.
2.2. Lưu ý khi xây dựng bản vẽ chi tiết
Để có một bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng chi tiết đạt chuẩn, giúp người đọc dễ dàng hình dung thì nó phải đảm bảo các yếu tố sau:
Phải thể hiện đủ 4 yếu tố: Hình biểu diễn (gồm hình cắt, hình chiếu cạnh, mặt cắt, hình vẽ quy ước), kích thước, các yêu cầu kỹ thuật (giá trị độ nhẵn bề mặt, dung sai kích thước, dung sai hình học…), khung tên (chi tiết máy, vật liệu, số lượng, tỷ lệ, ký hiệu, cơ sở thiết kế…)
Phải thể hiện rõ vị trí lắp đặt trong bố trí tổng thể hoặc trong cụm chi tiết có nhiều thiết bị khác nhau. Đồng thời, bản vẽ chi tiết phải thể hiện cả điện năng mỗi khu vực cần để từ đó lựa chọn thiết bị phù hợp.
Phải thể hiện rõ các chi tiết được lắp vào nhau mà bản vẽ tổng thể không thể hiện được. Các hình chiếu, mặt cắt, hình cắt thể hiện rõ ràng các phần lắp ghép bị khuất.
Đảm bảo hiệu quả vận hành: mọi thông tin trong bản vẽ chi tiết phải đảm bảo đủ điều kiện so với dự toán khối lượng và công suất ban đầu, tránh tình trạng quá tải.
Đảm bảo những tiêu chuẩn thiết kế điện công nghiệp theo các văn bản quy định:
- Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ: văn bản TCVN 7922:2008;
- Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp: TCXDVN 319:2004;
- Quy phạm thiết bị điện: Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006;
- Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV – Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 3715:82.
3. Bản vẽ CAD hệ thống điện nhà xưởng
3.1. Đặc điểm của bản vẽ CAD
CAD là viết tắt của cụm từ Computer Aided Design, tức là thực hiện các quy trình thiết kế gồm phác thảo, dựng mô hình, lắp ráp và xuất bản vẽ dưới sự hỗ trợ của máy tính. Đây là phương pháp có thể áp dụng để thể hiện các bản vẽ 2D lẫn mô hình 3D cho hệ thống điện nhà xưởng. Một bộ phần mềm thiết kế CAD gồm có 3 module chính:
- Modeling: module dùng để vẽ phác thảo và dựng mô hình 3D;
- Assembly: module dùng để lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết tổng thể lớn hơn;
- Drafting: module xuất bản vẽ cùng đầy đủ thông tin đi kèm: mặt cắt, mặt phẳng, kích thước, độ cứng, độ nhám bề mặt,…
Việc áp dụng phương pháp CAD vào thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sẽ có các ưu điểm sau:
- Tạo bản vẽ và sửa lỗi trên bản vẽ dễ dàng hơn;
- Cho góc nhìn linh hoạt và trực quan hơn nhờ có thể dựng mô hình 3D và phóng to nhỏ từng chi tiết;
- Độ chính xác cao hơn bản vẽ bằng tay;
- Lưu trữ, quản lý và tái sử dụng các bản vẽ dễ dàng hơn;
- Phân tích, mô phỏng và kiểm tra trên bản vẽ CAD dễ dàng hơn so với bản vẽ giấy thông thường.
3.2. Lưu ý của bản vẽ CAD
Nhìn chung, một bản vẽ CAD điện nhà xưởng phải đáp ứng các tiêu chí sau để được xem là một bản vẽ hoàn chỉnh:
Thể hiện rõ mặt bằng, mặt cắt bố trí các thiết bị điện cũng như toàn hệ thống điện, đồng thời phải phù hợp với mặt bằng bố trí tổng thể của nhà xưởng.
Dễ đọc, dễ hiểu: cần tuân thủ các quy định về thể hiện thông tin, ký hiệu, tỷ lệ, chú thích,… thể hiện rõ ràng bố trí từng khu vực cũng như toàn hệ thống điện nhà xưởng. Đồng thời, phải thể hiện cả điện năng mỗi khu vực cần để từ đó lựa chọn thiết bị phù hợp.
Dễ dàng truy cập, chỉnh sửa và chia sẻ: mọi thao tác chỉnh sửa trên CAD được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Bản vẽ thiết kế điện nhà xưởng theo phương pháp CAD có thể được lưu lại trên hệ thống để quản lý và truy cập dễ dàng bởi những người đồng phụ trách.
Đảm bảo hiệu quả vận hành bằng cách đối chiếu bản vẽ với những dự toán về khối lượng và công suất hoạt động, tránh tình trạng quá tải điện nhà xưởng.
Đảm bảo những tiêu chuẩn thiết kế điện công nghiệp theo các văn bản quy định:
- Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ: văn bản TCVN 7922:2008;
- Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp: TCXDVN 319:2004;
- Quy phạm thiết bị điện: Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006;
- Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV- Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 3715:82.
4. Bản vẽ 3D hệ thống điện nhà xưởng
4.1. Đặc điểm của bản vẽ 3D
Ứng dụng công nghệ máy tính có thể tạo ra những bản vẽ 3D hệ thống điện nhà xưởng với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Thể hiện được những chi tiết, chú thích tốt hơn bản vẽ 2D;
- Cung cấp góc nhìn đa diện, trực quan và linh hoạt hơn bản vẽ 2D;
- Đảm bảo độ chính xác cao hơn bản vẽ 2D truyền thống;
- Dễ dàng chỉnh sửa chi tiết trên bản vẽ hơn so với việc chỉnh sửa trên bản vẽ giấy.
4.2. Lưu ý về bản vẽ 3D
Để những bản vẽ 3D có chất lượng cao và dễ dàng sử dụng trong thi công lắp đặt cần đảm bảo một số tiêu chí như sau:
Đảm bảo đúng tỷ lệ như đã phác thảo bằng mô hình 2D.
Dễ đọc, dễ hiểu, thể hiện rõ ràng bố trí điện của từng khu vực cũng như toàn hệ thống nhà xưởng, đầy đủ các ký hiệu và chú thích cần thiết. Đồng thời, bản vẽ phải thể hiện cả điện năng mỗi khu vực cần để từ đó lựa chọn thiết bị phù hợp.
Đảm bảo về hiệu quả vận hành: thông số về lượng điện năng trên bản vẽ phải cân bằng với dự toán về công suất hoạt động ban đầu của nhà xưởng, tránh tình trạng quá tải
Đảm bảo những tiêu chuẩn thiết kế điện công nghiệp theo các văn bản quy định:
- Ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện nhà xưởng: văn bản TCVN 7922:2008;
- Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp: TCXDVN 319:2004;
- Quy phạm thiết bị điện: Tiêu chuẩn ngành 11TCN – 18/19/20/21-2006;
- Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000KVA, Điện áp đến 20KV- Yêu cầu kỹ thuật: TCVN 3715:82.
5. Bản vẽ thiết kế tủ điện nhà xưởng
5.1. Đặc điểm bản vẽ thiết kế tủ điện nhà xưởng
Tủ điện nhà xưởng là nơi chứa các thiết bị điện, mạch điều khiển, cầu dao, biến thế, biến áp, các đầu nối,… của nhà xưởng. Tủ điện có thể có hình vuông hoặc chữ nhật tùy theo vị trí và mục đích sử dụng. Tủ điện có những vai trò chính gồm:
- Là thiết bị trung tâm điều khiển mọi hệ thống điện tử của các thiết bị cho đến toàn bộ hệ thống điện nhà xưởng;
- Đảm bảo nguồn điện cho nhà xưởng hoạt động liên tục;
- Đảm bảo an toàn về hệ thống điện nhà xưởng, giảm thiểu các sự cố phát sinh về điện;
- Là thiết bị lắp đặt và bảo vệ các thiết bị điện khác, đảm bảo tính ổn định cho hệ thống điện nhà xưởng;
Việc thiết kế bản vẽ tủ điện là rất cần thiết để quá trình thi công diễn ra chính xác hơn. Từ đó, nó giúp giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tăng tính thẩm mỹ, đồng thời giúp các thiết bị trong nhà xưởng vận hành ổn định hơn.
5.2. Lưu ý của bản vẽ tủ điện nhà xưởng
Khi thiết kế bản vẽ tủ điện nhà xưởng, người thiết kế phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Thể hiện rõ loại vật liệu chế tạo vỏ tủ điện, phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại, bề dày lớp sơn phủ bề mặt vỏ tủ điện…;
- Thể hiện rõ vị trí của tủ điện trong sơ đồ chính và bố trí các thiết bị điện (ổ cắm, tủ điện, thiết bị chiếu sáng…);
- Thể hiện cách đi dây nguồn chính, từng loại tải cùng các nguồn đặc biệt khác;
- Thể hiện đầy đủ ghi chú lẫn ký hiệu của các thiết bị điện nhà xưởng;
- Thể hiện rõ thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển, cáp nguồn, dây tải điện…cũng như khi chúng đóng cắt thì sẽ điều khiển loại tải nào.
Xem thêm: [Tổng hợp] Quy trình thiết kế và bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng CHUẨN NHẤT
Có thể thấy, thiết kế điện nhà xưởng là công việc phức tạp, đòi hỏi có sự tính toán, nhân lực lẫn thời gian thực hiện. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công uy tín là điều quan trọng nhất với các doanh nghiệp.
SUMITECH với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ mang đến giải pháp thiết kế tối ưu nhất. Để được tư vấn về lắp đặt hệ thống điện và thiết kế bản vẽ điện nhà xưởng, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 0989.060.987
- Email: info.sumitechvn@gmail.com