Thực hiện đúng cách đi dây điện nhà xưởng là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn lao động, quá trình vận hành máy móc và chi phí vật tư. Hướng dẫn 4 bước chi tiết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng cách, giảm thời gian thi công dự án.
1. Lắp đặt hệ thống thang máng cáp điện cho nhà xưởng
Hệ thống máng cáp điện là hệ thống các máng đỡ, chứa và bảo vệ các loại dây, cáp điện. Mục đích là bảo vệ dây cáp điện, cáp mạng khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như công trình, đem lại sự gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Việc bố trí máng cáp điện cần được tính toán ngay từ bước thiết kế dự án. Người lên bản vẽ cần làm rõ vị trí đặt ở đâu, chiều dài, cách nối với các khu vực khác như thế nào. Như vậy, khi thi công người thực hiện sẽ không bị nhầm lẫn các loại dây và thiết bị nối với chúng, quá trình thực hiện được tiến hành thuận lợi.
Lắp đặt hệ thống máng cáp điện cũng tương tự giống như việc thiết kế. Cần điều hướng dây dẫn bên trong nhà xưởng theo một trật tự nhất định, thông suốt, rõ ràng khu vực nào sẽ lắp hệ thống dây điện nào. Ngoài ra, người thực hiện cũng cần đảm bảo một số lưu ý sau:
- Kiểm tra chất lượng máng cáp và phụ kiện: Nên chọn máng cáp điện chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn an toàn.
- Kiểm tra kỹ các bộ phận của máng cáp: Phải đảm bảo đủ số lượng phụ kiện đi kèm như bản thiết kế, đúng kích thước và kiểu dáng để khi thi công được thuận lợi nhất.
- Đo đạc chính xác độ dài máng cáp điện
- Cố định máng cáp điện vào tường chắc chắn: Kiểm tra kỹ lưỡng sau khi lắp đặt để đảm bảo không xảy ra bất cứ sự cố nào với hệ thống dây điện sau này.
- Gắn chân đỡ máng cáp: Bước này cần được chú trọng bởi nếu chân đỡ kém sẽ mang đến rủi ro cho cả hệ thống.
- Nối đất thang máng cáp: Vấn đề này không yêu cầu bắt buộc nhưng rất cần thiết để tránh điện giật, ngăn chặn nguy hiểm trong tương lai.
- Kiểm tra hệ thống sau khi lắp để chắc chắn rằng bạn không mắc bất kỳ sai sót nào. Nếu bất ngờ có sự cố, bạn cũng có thể khắc phục nhanh chóng.
2. Luồn ống điện tới vị trí được đánh dấu
Sau bố trí xong thang máng cáp, việc tiếp theo chính là đưa ống chứa dây dẫn điện theo thang cáp đến từng khu vực, tạo thành hệ thống điện cho nhà xưởng.
Ống luồn dây điện có chức năng bảo vệ và định hình đường đi cho mạng lưới dây dẫn điện trong nhà xưởng. Các nguyên liệu làm ống có thể là kim loại, nhựa. Các loại ống điện có thể dùng bao gồm: Ống nhựa vuông, ống nhựa ruột gà, ống nhựa cứng PVC, các loại ống thép IMC, EMT, RSC, ống ruột gà lõi thép…
Doanh nghiệp nên ưu tiên chọn các loại ống điện phù hợp với đặc điểm nhà xưởng, ống chất lượng tốt và được làm riêng cho nhà xưởng, công nghiệp.
Bố trí ống luồn dây vừa vặn, tránh bị dư thừa để không làm mất mỹ quan công trình. Với các các hệ thống máy, hệ thống điện khác nhau thì nên đánh dấu các ống điện cụ thể, để đi đường dây đúng, không bị lẫn lộn.
3. Kéo dây điện từ nguồn, đấu nối với tủ điện
Bước thứ 3 trong quy trình đi dây điện nhà xưởng là kéo dây và đấu nối. Người thực hiện lựa chọn các loại dây điện phù hợp với công suất để đấu nối phù hợp. Đấu nối sai có thể gây ra nguy hiểm như chập, cháy nổ. Việc này đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn cao cũng như hiểu biết về hệ thống máy và điện công nghiệp. Nếu không có nhân sự chuyên môn, doanh nghiệp nên nhờ tư vấn từ đơn vị có đội ngũ chuyên môn cao như Sumitech. Kỹ sư Sumitech sẽ tư vấn và hướng dẫn cách lựa chọn cũng như lắp đặt phù hợp.
Sau khi phân loại dây điện, kỹ thuật viên thực hiện kéo dây, cắt dây điện theo đường ống chứa dây điện đã lựa chọn ở bước 2. Đấu nối vào hệ thống tủ điện nhà xưởng cũng như đấu nối từ tủ điện ra hệ thống máy móc.
4. Kiểm mức độ an toàn và hiệu quả của hệ thống
Bước cuối cùng là kiểm tra và đánh giá an toàn. Kỹ thuật viên vận hành thử sau khi đi dây xem về mức độ an toàn của hệ thống điện. Nếu có khu vực không phù hợp với tiêu chuẩn sẽ tiến hành ngắt điện và kiểm tra lại.
Đồng thời kiểm tra hệ thống hoạt động có đúng công suất dự tính hay không. Nếu chưa phù hợp thì sẽ tính toán và thực hiện lại bước 2, bước 3.
5. Một số lưu ý trong đi dây điện cho nhà xưởng
Để việc đi dây diện nhà xưởng đảm bảo các yếu tố an toàn, hiệu quả nhất. Doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Luôn theo dõi hoạt động của hệ thống điện sau khi đi dây: Ghi chép cụ thể công suất, các chỉ số về điện ở từng khu vực. Khi phát hiện bất thường hãy ngắt điện khu vực đó và kiểm tra.
- Kiểm tra đường dây của hệ thống điện nhà xưởng thường xuyên: Đảm bảo các yếu tố về an toàn hệ thống điện theo tiêu chuẩn của ngành điện và tiêu chuẩn sản xuất. Việc này cũng giúp bạn nhanh chóng phát hiện nơi dây điện bị hỏng, đứt hoặc có sai sót để sửa chữa.
- Luôn có kế hoạch bảo hành, bảo dưỡng hệ thống, đường dây: Việc làm này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho nhà xưởng, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa khi phát hiện sự cố sớm, kịp thời.
Trên đây là 4 bước trong quy trình cách đi dây điện nhà xưởng. Nếu bạn cần tư vấn hoặc thi công lắp đặt chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay với kỹ sư Sumitech qua Hotline 099.33.66.686 / Email: info.sumitechvn@gmail.com.