Hệ thống điện cơ công nghiệp là một hạng mục quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng. Phần điện chiếm khoảng 45 – 60% khối lượng toàn bộ công trình (đặc biệt một số công trình có thể lên đến 70%). Với vai trò quan trọng ấy, hệ thống điện cơ tại mỗi công trình phải đáp ứng được các tiêu chí nghiêm ngặt trong thiết kế và lắp đặt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống này ngay sau đây.
1. Định nghĩa về hệ thống điện cơ công nghiệp
Hệ thống điện cơ được viết tắt là MEP (Mechanical Electrical Plumbing) hoặc Mechanical & Electrical (M&E) là hệ thống điện sử dụng nguồn điện trong sản xuất công nghiệp, thiết bị máy móc sử dụng điện trong công nghiệp. Hệ thống điện cơ công nghiệp bao gồm 4 hạng mục chính:
- Hệ thống thông gió làm mát và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning – HVAC)
- Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing and Sanitary – P&S)
- Hệ thống điện công nghiệp (Electrical)
- Hệ thống phòng cháy (Fire alarm and Fire fighting)
1.1. Phần điện
Phần điện (Electrical) bao gồm các hạng mục liên quan đến điện sử dụng trong công nghiệp như: phân phối điện, cung cấp điện, chiếu sáng, điều khiển, điện nhẹ.
Phần điện trong hệ thống điện cơ công nghiệp bao gồm:
- Điện nặng:
- Main power supply: Hệ thống cung cấp nguồn điện chính bao gồm các tủ trung thế, đường dây truyền tải điện trung thế, máy biến áp 24kV/0.4V, các tủ đóng cắt chính (MSB) và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp (AVR).
- Submain power supply: Hệ thống các tủ điện phân phối điện tới các thiết bị trong hệ thống
- Lighting: Hệ thống chiếu sáng
- Socket outlet: Hệ thống ổ cắm
- Emergency lighting: Hệ thống chiếu sáng sự cố (đèn exit, đèn emergency)
- Earthing system (Grounding system): Hệ thống tiếp địa
- Lightning protection system: Hệ thống chống sét bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét
- Điện nhẹ:
- Data network system: Hệ thống mạng LAN và Internet
- Telephone system: Hệ thống điện thoại
- Security and Supervisior system: Hệ thống an ninh giám sát
- Public address system: Hệ thống phân phối và khuếch đại âm thanh điện tử
1.2. Phần cơ
Phần cơ là những hạng mục còn lại của hệ thống điện cơ công nghiệp. Đây là một bộ phận quan trọng mất nhiều thời gian thi công và khó khăn hơn phần điện. Phần cơ đòi hỏi cao về kỹ thuật và chuyên môn của nhà thầu xây dựng. Phần cơ sẽ bao gồm:
- Hệ thống cấp thoát nước: Có vai trò cấp dẫn nước cho cả công trình, thoát nước ứ đọng và xử lý nước thải, giúp nguồn nước được lưu thông và đạt tiêu chuẩn sản xuất.
- Hệ thống xử lý nước thải: Dựa vào các phương pháp xử lý: cơ học, sinh học hoặc hóa học mà toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động và sản xuất của công trình sau khi qua bể tự hoại, bể tách dầu sơ cấp sẽ được thu gom và tập trung xử lý tại trạm xử lý nước thải.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Nhằm bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại về con người cũng như tài sản của doanh nghiệp khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại công trình.
- Hệ thống điều hòa, thông gió: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng không khí, nhiệt độ trong công trình, tạo không gian thoáng mát, thoải mái cho người lao động để từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
2. Hệ thống điện cơ công nghiệp dành cho doanh nghiệp nào?
Đây là loại hệ thống được ứng dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực. Bất cứ doanh nghiệp, nhà máy nào cũng đều cần đến hệ thống điện cơ công nghiệp để phục vụ cho quá trình hoạt động và vận hành.
Đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, hệ thống điện cơ đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống góp phần xây dựng và giúp nhà xưởng vận hành trơn tru. Bao gồm các hệ thống thông gió làm mát, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống PCCC… Vậy nên, mỗi nhà xưởng cần có một hệ thống điện cơ công nghiệp phù hợp, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để từ đó đáp ứng được nhu cầu sản xuất, vận hành và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
3. Những tiêu chí của một hệ thống cơ điện công nghiệp cần có
Để một hệ thống điện cơ đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn theo quy định. Hệ thống cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Hệ thống cần được thiết kế phù hợp với tính chất công việc, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Đáp ứng các quy định tiêu chuẩn của nhà nước về hệ thống điện cơ công nghiệp.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và vận hành.
- Sử dụng hệ thống đem lại hiệu quả cao nhưng chi phí phải tiết kiệm, phải chăng.
- Hệ thống được thiết kế dễ dàng trong việc quản lý cũng như trong sử dụng, bảo hành, bảo trì.
4. Sumitech – đơn vị thi công lắp đặt hệ thống điện cơ công nghiệp
Với những tiêu chí nêu trên, doanh nghiệp khi lắp đặt hệ thống điện cơ cần có đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao để đảm bảo cả về chất lượng và thời gian thi công. Hoặc sử dụng dịch vụ của bên thứ 3 để kể kết hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, tiến hành lắp đặt hệ thống nhanh chóng và chính xác. Một trong những nhà thầu cơ điện nhà xưởng công nghiệp hàng đầu hiện nay đó là công ty cổ phần công nghiệp SUMITECH (SMI).
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, thiết kế điện công nghiệp; SUMITECH cam kết mang đến cho doanh nghiệp một hệ thống điện cơ công nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thẩm mỹ và tiến độ thi công với tiêu chí: Đúng – Chuẩn – Đẹp.
Quy trình thiết kế, lắp đặt chuyên nghiệp, liên kết chặt chẽ với các phòng ban. Đội ngũ kỹ sư đào tạo bài bản, tay nghề cao tham gia vào dự án lớn như: ABB, Honda, Goshi, Sơn Nippon, TOTO…
Khách hàng có nhu cầu thiết kế hệ thống điện cơ công nghiệp hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với Sumitech qua hotline 099.33.66.686. Kỹ sư Sumitech sẵn sàng tư vấn 24/7 và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.