Hệ thống điện công nghiệp đảm nhận nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn hệ thống thiết bị, máy móc. Do đó, hiểu rõ về kiến thức chuyên môn và các tiêu chuẩn khi thi công, lắp đặt sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hệ thống điện của doanh nghiệp mình một cách tốt hơn.
1. Hệ thống điện công nghiệp là gì? Bao gồm những gì?
Hệ thống điện công nghiệp là mạng lưới điện tại các nhà xưởng của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phân phối và cung cấp điện năng trực tiếp cho các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.
Hệ thống điện dùng trong công nghiệp bao gồm các bộ phận chính:
- Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng.
- Hệ thống tủ điện phân phối.
- Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp.
- Hệ thống thiết bị công nghiệp.
Hệ thống thiết bị điện là nguồn cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất của tất cả các thiết bị tại nhà xưởng. Vì thế đây là yếu tố tiên quyết đối với tất cả doanh nghiệp đang sở hữu nhà máy, nhà xưởng sản xuất công nghiệp. Hệ thống điện công nghiệp cần được thực hiện tỉ mỉ, chỉn chu, chính xác ngay từ khâu thiết kế cho đến thi công và bảo dưỡng định kỳ.
2. Thiết kế hệ thống điện công nghiệp
Tạo lập bảng thiết kế hệ thống điện là điều cần thiết trước khi tiến hành thi công lắp đặt. Việc xây dựng hệ thống điện trên sơ đồ giúp chủ thi công đánh giá được sự phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả sơ bộ khi hoạt động của chúng. Ngoài ra, bản thiết kế còn tạo nên góc nhìn toàn thể trên toàn bộ hệ thống. Từ đó giúp người thợ dễ đi mạch và lắp đặt thiết bị khi thi công.
Để có thiết kế chuẩn, doanh nghiệp cần nắm được diện tích, loại hình nhà xưởng, trang thiết bị sử dụng, số lượng nhân công… Những điều này sẽ giúp cho ra được bản vẽ cam kết về mức độ an toàn khi sử dụng, điện tải đủ để các thiết bị hoạt động trơn tru, hiệu quả nhất.
Một bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp cần đảm bảo những yếu tố sau.
- Tính toán được lượng điện năng cần thiết để máy móc hoạt động trơn tru nhất. Từ đó đem lại hiệu quả sử dụng hệ thống điện, máy móc cũng như hiệu quả sản xuất cao.
- Trình bày bản vẽ rõ ràng, dễ nhìn; sử dụng đúng các ký hiệu, ngôn ngữ kỹ thuật. Đồng thời, bản vẽ phải cam kết về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ an toàn trong quá trình thi công cũng như vận hành.
- Tính toán được số lượng thiết bị điện, dây dẫn cần dùng trong hệ thống. Đưa ra phương án tối ưu chi phí bỏ ra mà đảm bảo việc vận hành hiệu quả, phù hợp.
3. Thi công, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
Thi công, lắp đặt là bước quan trọng hàng đầu để có một hệ thống điện hoàn chỉnh. Do đó, việc thi công này cần phải hết sức kỹ lưỡng cũng như tuân thủ việc quy trình một cách nghiêm ngặt. Như vậy, doanh nghiệp cũng như nhà xưởng mới có một hệ thống điện chuẩn cũng như giúp vận hành máy móc trơn tru.
Một số yêu cầu bắt buộc cần phải thực hiện khi thi công hệ thống điện công nghiệp là:
- Đảm bảo an toàn điện: Đây là yêu tố quan trọng mà đơn vị thi công cần đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình lắp đặt. Đồng thời kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính an toàn khi đưa vào sử dụng.
- Thi công đúng theo bản vẽ thiết kế: Việc lắp đặt hệ thống điện cho doanh nghiệp cần đúng theo các chi tiết trên bản vẽ thiết kế. Như vậy, mới đảm bảo được về hiệu quả đúng theo tính toán ban đầu đã đặt ra.
- Nghiêm túc thực hiện quy trình lắp đặt: Luôn thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình từ lắp đặt, vận hành chạy thử cho tới đưa hệ thống vào hoạt động.
- Đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước: Hệ thống sau khi lắp đặt cần đạt những yêu tiêu chuẩn của nhà nước đề ra về hệ thống điện sử dụng trong sản xuất.
4. Tiêu chuẩn của nhà nước về hệ thống điện
Thi công hệ thống điện công nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Theo đó, toàn bộ quá trình thiết kế, mua sắm trang thiết bị, các kỹ thuật liên quan… đều phải được tuân theo các quy định.
- Quy tắc chung về lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – TCVN 7447-5-51:2010
- Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng – TCVN 394:2007
- Quy phạm về trang bị điện – Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện – QCVN 01:2008/BCT
5. Bảo trì hệ thống điện cho nhà xưởng, xí nghiệp
Việc bảo trì có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo khả năng vận hành ổn định của hệ thống. Bảo trì hệ thống điện công nghiệp thường xuyên còn góp phần đảm bảo cho hệ thống điện hoạt động ổn định, không bị hỏng hóc hay cháy nổ, gây mất an toàn.
Việc bảo trì hệ thống điện phải được thực hiện bởi những cá nhân có chuyên môn để kiểm tra. Quá trình được thực hiện theo các bước sau:
- Trang bị đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động
- Kiểm tra bằng cách mắt một cách tổng thể
- Kiểm tra đo lường và áp dụng các biện pháp chuyên môn để xác định bộ phận cần được bảo trì
- Tiến hành bảo trì, đồng thời áp dụng kiểm tra định kỳ trong quá trình thực hiện
- Báo cáo kiểm tra.
Tương tự như việc thi công lắp đặt, bảo trì hệ thống điện đòi hỏi chuyên môn cao cùng kinh nghiệm trong lĩnh vực. Do vậy, việc lựa chọn một đơn vị như công ty cổ phần công nghiệp Sumitech (SMI) cũng là điều doanh nghiệp có thể tham khảo. Sumitech là một trong những đơn vị thiết kế, thi công và cung cấp giải pháp điện công nghiệp hàng đầu hiện nay với hơn 10 năm kinh nhiệm. Chắc chắn, khi doanh nghiệp lựa chọn Sumitech sẽ có được một hệ thống điện công nghiệp chuẩn, hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí một cách tối đa.
Liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline: 099 33 66 686 để được đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao tư vấn 24/7.
em cần học điện công nghiệp