Lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng là bước quan trọng để doanh nghiệp có những định hướng xây dựng và phát triển phù hợp đạt hiệu quả kinh doanh. Quy trình thực hiện dự án và những lưu ý cần thiết sau đây sẽ vô cùng hữu ích để doanh nghiệp tối đa lợi ích và chi phí.
1. Lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng cần lưu ý những gì?
Để quá trình xây dựng nhà xưởng được suôn sẻ, hiệu quả thì ngay từ bước lập kế hoạch dự án, doanh nghiệp cần chú trọng và lưu ý những vấn đề sau:
1.1. Văn bản pháp luật về xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam
Nắm rõ những văn bản pháp luật về xây dựng nhà xưởng giúp quá trình thi công xây dựng đảm bảo đầy đủ những yêu cầu theo quy định của nhà nước. Hiện tại, ở Việt Nam có 02 Luật, 08 Nghị định, 30 Thông tư và 02 Quyết định về xây dựng để nhà thầu, doanh nghiệp áp dụng khi xây dựng nhà xưởng.
1.2. Khảo sát về vị trí xây dựng, điều kiện tự nhiên
Trước khi lên kế hoạch lập dự án, thiết kế nhà xưởng thì các công ty xây dựng công nghiệp cần khảo sát, nghiên cứu kỹ vị trí xây dựng nhằm đảm bảo mật độ xây dựng, đặc tính công trình theo từng khu vực cụ thể. Đồng thời cần khảo sát điều kiện tự nhiên, mức độ phức tạp địa chất… để có được những thiết kế phù hợp, hiệu quả nhất cho nhà xưởng.
1.3. Giải pháp thiết kế và thi công nhà xưởng
Sau khi khảo sát vị trí, nghiên cứu mục đích và yêu cầu xây dựng nhà xưởng thì cần lên bản vẽ thiết kế để doanh nghiệp dễ dàng bao quát và hình dung từng hạng mục công trình. Khi đã chốt được bản vẽ ưng ý sẽ tiến hành thi công nhà xưởng theo thiết kế. Trong quá trình thi công có thể điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cho phù hợp với thực tế.
1.4. Cách thức quản lý, vận hành nhà xưởng
Sau khi hoàn thiện, công trình nhà xưởng sẽ đi vào vận hành để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Và khi nhà xưởng đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần xây dựng cách thức quản lý, vận hành phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu.
1.5. Đánh giá về chi phí đầu tư, khả năng sinh lời
Thực hiện đánh giá về chi phí đầu tư, khả năng sinh lời sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được lợi nhuận, sự hiệu quả mà nhà xưởng mang lại cho sự phát triển lâu dài của đơn vị. Vì vậy, đây là việc làm quan trọng, mang tính quyết định để hiện thực hóa quá trình xây dựng nhà xưởng.
2. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng ở Việt Nam
Để lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ và tuần tự theo các giai đoạn.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Doanh nghiệp cần thực hiện:
- Dự tính quy mô, lựa chọn địa điểm: Bắt đầu từ ý tưởng về ngành nghề đầu tư rồi nghiên cứu thị trường, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ để ước tính quy mô xây dựng. Đồng thời, xem xét năng lực đầu tư, khả năng huy động những nguồn lực như: vốn, tài sản, công nghệ,…để dự tính quy mô cho phù hợp. Sau đó, lựa chọn địa điểm xây dựng công trình để thuận tiện giao thông, tuyển dụng lao động,…
- Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư: tùy vào từng loại dự án, đặc trưng của dự án để phê duyệt dự án tại những cơ quan, ban ngành khác nhau. Cụ thể:
- Các dự án quan trọng quốc gia thì chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư và trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
- Các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn thì cần lập báo cáo đầu tư xây dựng nhà xưởng để trình Thủ tướng Chính phủ cho cấp phép đầu tư.
- Còn với các dự án khác chủ đầu tư sẽ không cần lập báo cáo dự án đầu tư
- Lập dự án đầu tư: Khi báo cáo gửi các cơ quan được phê duyệt thì doanh nghiệp tiến hành lập dự án đầu tư theo tính toán ban đầu. Với các đơn vị không cần lập báo cáo thì sẽ thực hiện lập dự án đầu tư để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời lập Báo cáo kinh tế, kỹ thuật xây dựng để trình nội bộ ký phê duyệt.
2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các công việc sau:
- Làm thủ tục xin giao đất hoặc xin thuê đất tại địa điểm đã mua hoặc thuê để xây dựng nhà xưởng.
- Xin phép xây dựng và lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết.
- Thực hiện giải tỏa hoặc đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xây dựng công trình.
- Thiết kế bản vẽ nhà xưởng, lập dự toán chi phí.
- Thực hiện đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất thi công nhà xưởng.
- Sau khi lựa chọn được nhà thầu thì 2 bên thương thảo và thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng.
- Tiến hành thi công xây dựng theo nội dung 2 bên đã thống nhất.
2.3. Giai đoạn đưa công trình vào sử dụng
Đây là bước cuối cùng của quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng và bao gồm các nội dung công việc:
- Hai bên tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình nhà xưởng
- Thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng
- Đưa nhà xưởng vào để vận hành
- Nhà thầu bảo hành công trình cho doanh nghiệp theo đúng hợp đồng 2 bên đã ký kết
- Quyết toán vốn đầu tư dự án nhà xưởng.
- Bàn giao cho tổ sản xuất kinh doanh, vận hành và sử dụng nhà xưởng.
3. SUMITECH – Đơn vị hỗ trợ lập dự án xây dựng nhà xưởng
Như vậy, việc lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng đòi hỏi sự am hiểu và nhiều kỹ năng chuyên sâu. Nếu doanh nghiệp không có một đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp thì nên lựa chọn các đơn vị uy tín để thực thi dự án.
Công ty cổ phần công nghiệp SUMITECH là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm thi công và xây dựng nhà xưởng trên cả nước. Bằng đội ngũ công nhân, kỹ sư giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc khoa học, SUMITECH sẽ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt, SUMITECH miễn phí phí tư vấn và thiết kế bản vẽ 2D, 3D. Sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng 24/7.
Để biết thêm thông tin chi tiết và hướng dẫn lập kế hoạch cho dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng hãy liên hệ với chúng tôi để tư vấn tốt nhất:
- Hotline: 0989.060.987 – 0986.656.152
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc
Pingback: [Download FREE] 3+ Mẫu dự toán xây dựng nhà xưởng CHUẨN