Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là công việc sử dụng các máy móc trang thiết bị để đảm bảo an toàn về cháy nổ. Đây là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Vì vậy mỗi người đều cần trang bị đầy đủ kiến thức cũng như nắm được hệ thống PCCC.
1. Khái niệm hệ thống PCCC
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là giải pháp kỹ thuật nhằm han chế tối đa nguy cơ cháy nổ cũng như hậu quả nghiêm trọng khi cháy nổ xảy ra. Giúp bảo vệ tài sản và tính mạng của con người.
Sumitech có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC. Chúng tôi dành được nhiều sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng cả về chất lượng của sản phẩm cũng như tác phòng làm việc chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn kiến thức về từng loại hệ thống chống cháy. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được đâu là hệ thống phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình nhé!
2. Các phần trong một hệ thống PCCC
Nó bao gồm hai hệ thống chính là: báo cháy và chữa cháy.
Có nhiều hình thức báo cháy, chữa cháy khác nhau. Do đó cũng sẽ có các thiết bị PCCC khác nhau, các hãng sản xuất khác nhau. Sumitech là công ty chuyên phân phối các sản phẩm chính hãng, giá tốt nhất thị trường hiện nay.
2.1. Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy tự động giúp phát hiện kịp thời đám cháy. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phòng cháy, hệ thống gồm ba phần:
- Trung tâm báo cháy gồm: mainboard điều khiển, các module, biến thế, battery
- Thiết bị đầu vào gồm: đầu báo, công tắc khẩn
- Thiết bị đầu ra: bảng hiển thị, chuông báo, đèn báo
Hệ thống báo cháy phân làm 2 loại:
- Hệ thống báo cháy thường: với tính năng đơn giản và giá thành thấp. Chúng thường được sử dụng ở những không gian vừa hoặc nhỏ. Các thiết bị trong hệ thống báo cháy được mắc nối tiếp và dẫn về trung tâm báo cháy. Trường hợp xảy ra sự cố trung tâm chỉ nhận biết khái quát và hiển thị cả khu vực mà hệ thống đang giám sát. Điều này làm hạn chế việc nhận biết đâu là nguyên nhân gây ra cháy nổ cụ thể và làm chậm khả năng xử lý đám cháy.
- Hệ thống báo cháy địa chỉ: có tính năng cao. Dùng để lắp đặt trong các nhà máy sản xuất không gian lớn. Hay trong các công ty chia nhiều phòng ban tách biệt nhau. Các thiết bị cũng được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy. Trung tâm điều khiển có thể nhận biết được rõ ràng, chính xác điểm xảy ra cháy nổ và khắc phục kịp thời.
2.2. Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Đây là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất. Khi nhiệt độ từ đám cháy đạt đến mức nhiệt nhất định, các đầu sprinkler sẽ được kích hoạt phun nước để dập các đám cháy. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp tạm thời. Nó không có khả năng ức chế các đám cháy lớn và còn gây hư hại đến các thiết bị, tài sản quý giá.
Hệ thống chữa cháy bằng khí
Ta có thể sử dụng CO2 để dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí & CO2. Lúc đó, lượng khí Oxy sẽ bị giảm và đám cháy sẽ được dập tắt. Khí CO2 có thể gây ngạt thở. Nguy hiểm hơn nó làm suy giảm hô hấp dẫn đến tử vong cho con người trong khu vực cháy. Vì vậy, sẽ có một khoảng thời gian để báo động trước khi hệ thống hoạt động. Do đó, mọi người có thể di chuyển khỏi khu vực xung quanh đám cháy.
Người ta khắc phục tình trạng này bằng việc sử dụng khí trơ – là hỗn hợp các loại khí bao gồm CO2, N2, Ar. Hỗn hợp khí này vẫn giúp giảm nồng độ khí Oxy mà không gây nguy hại đến con người hay máy móc, thiết bị trong nhà máy.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt
Hệ thống này thường được sử dụng tại những nơi có chất lỏng dễ cháy. Nó sẽ cản không cho chất lỏng tiếp xúc với lửa, giảm nguy cơ lây lan. Biện pháp này giúp giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, máy móc, giảm ô nhiễm môi trường.
Bọt được cấu tạo bởi: bọt cô đặc, nước, không khí. Biện pháp này giúp giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường. Biện pháp này giúp giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường.
3. Tiêu chuẩn xây dựng về hệ thống PCCC
Chuẩn bị:
Các bên tiến hành chuẩn bị, đáp ứng tiến độ chung cho công trình.
Lên kế hoạch thi công cụ thể để các bên phê duyệt.
Nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu đúng theo hồ sơ ban đầu. Nếu có thay đổi phải được xét duyệt.
- Phải kiểm tra và được chấp thuận khi mang vào thi công.
- Có nguồn gốc và đã trải qua kiểm định rõ ràng.
- Nếu là hàng nhập khẩu cần CO, CQ rõ ràng.
Giai đoạn thi công tại công trình:
Triển khai theo bản vẽ và kế hoạch, sử dụng nguyên vật liệu đã duyệt.
Trên đây, Sumitech gửi đến bạn những thông tin cơ bản về các yêu cầu đối với một hệ thống PCCC tiêu chuẩn. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0989 060 987 để được hỗ trợ.
Pingback: [A-Z] Bơm Chữa Cháy - Phân loại, Đặc điểm & Nguyên lý hoạt động