Khái niệm thông gió công nghiệp là gì?

4.7/5 - (3 bình chọn)

8 Tháng Mười Hai, 2020|Quản trị viên

Hiểu rõ khái niệm thông gió công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng thiết bị thông gió và đạt được mục đích làm mát nhà xưởng. Hãy tìm hiểu ngay khái niệm được kỹ sư của chúng tôi giải đáp tại đây.

1. Khái niệm thông gió công nghiệp là gì? Gồm những gì?

Thông gió là quá trình sử dụng các vật tư, trang thiết bị như quạt thông gió, cửa thông gió, ống gió,… để thay đổi, điều hòa luồng không khí bên trong nhà. Mục đích là cung cấp luồng không khí trong lành, không chứa bụi bẩn, tốt cho sức khỏe con người.

Thông gió công nghiệp là quá trình thông gió trong nhà xưởng công nghiệp. Mục đích giúp loại bỏ mùi, không khí nóng, bụi bẩn… nhằm tạo ra luồng khí mát hơn, trong lành hơn cho người lao động và đảm bảo máy móc vận hành tốt.

Thông gió công nghiệp là điều kiện cần thiết để nhà xưởng vận hành hiệu quả
Thông gió là điều kiện cần thiết để nhà xưởng vận hành hiệu quả

2. Lợi ích của thông gió công nghiệp trong hoạt động sản xuất

Bên cạnh tìm hiểu về những khái niệm, định nghĩa thông gió công nghiệp, một trong những băn khoăn khác của nhiều chủ doanh nghiệp đó là lắp đặt hệ thống thông gió công nghiệp có lợi ích gì? Trên thực tế hệ thống này đem dến không chỉ một mà rất nhiều lợi ích khác nhau cho nhà xưởng sản xuất như:

Giảm nhiệt độ bên trong nhanh chóng

Với đặc thù môi trường làm việc có nhiều máy móc công suất lớn và nhiều người lao động làm việc nên nhiệt độ thường tăng lên nhanh chóng. Hệ thống thông gió sẽ lấy gió tươi bên ngoài vào, đẩy khí nóng ra ngoài qua cửa thải gió, nhờ vậy nhiệt độ giảm về mức thấp hơn. Góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp.

Thải bớt bụi ra ngoài

Những ngành nghề như may mặc, cơ khí, linh kiện điện tử… trong quá trình vận hành sản xuất sẽ sinh ra lượng lớn bụi bẩn và khí thải. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động mà chúng còn ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Vì vậy, sử dụng thông gió thường xuyên và liên tục là điều rất cần thiết.

Giảm lượng khí thải công nghiệp

Máy móc hoạt động sẽ sinh ra các loại khí thải như CO2, SO2, CO, CI2,… Sử dụng hệ thống thông gió sẽ hút khí thải, lọc và “đẩy” chúng ra bên ngoài nhà xưởng. Đồng thời hút không khí sạch, mát và bổ sung vào bên trong. So với thông gió tự nhiên (dùng cửa sổ, lam gió…) thì thông gió công nghiệp có tốc độ trao đổi không khí nhanh hơn, làm sạch không khí hiệu quả hơn.

Cải thiện độ ẩm không khí

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều này tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm được sản xuất trong nước. Độ ẩm không khí cao có thể gây hư hại, nấm, mốc thực phẩm, hỏng hóc các thiết bị linh kiện điện tử, han gỉ máy móc,… Sử dụng thông gió thường xuyên sẽ giúp giảm độ ẩm và hơi nước trong nhà xưởng xuống mức phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn.

Thông gió công nghiệp có tốc độ và hiệu quả tốt hơn thông gió tự nhiên
Thông gió công nghiệp có tốc độ và hiệu quả tốt hơn thông gió tự nhiên

3. Những ngành hàng nào sẽ cần đến thông gió công nghiệp

Gần như tất cả các các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất tại nhà máy, nhà xưởng đều cần sử dụng hệ thống thông gió công nghiệp. Với chức năng cung cấp luồng khí mát mẻ, trong lành giúp người lao động ngày càng gia tăng năng suất, làm việc hiệu quả hơn.

Đặc biệt là một số ngành nghề phát sinh nhiều bụi bẩn, khí nóng càng cần hệ thống tốt, khả năng lưu thông nhanh, ổn định. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sau cần lắp thông gió càng sớm càng tốt:

  • Doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc, dệt vải, gia công quần áo
  • Doanh nghiệp sản xuất hàng linh kiện điện tử
  • Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, đồ mộc, nhôm kính
  • Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm
Xưởng may có nhiều bụi vải và hơi nóng do số lượng công nhân, máy móc lớn cần trang bị hệ thống thông gió công nghiệp
Xưởng may với nhiều bụi bẩn và hơi nóng cần được thông gió thường xuyên

4. Các loại thông gió công nghiệp phổ biến

Hiện nay đã và đang có rất nhiều hệ thống thông gió ra đời nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất nhà máy, số lượng công nhân viên, lĩnh vực hoạt động,… mà bạn hãy lựa chọn hệ thống phù hợp. Dưới đây là một số loại thông gió công nghiệp phổ biến hiện nay.

4.1. Thông gió công nghiệp theo động lực tạo ra gió

Hệ thống thông gió tự nhiên là hệ thống không dùng quạt hay hệ thống cơ khí khác mà dùng cửa sổ mở được hoặc lỗ thông hơi. Không khí nóng thoát ra từ lỗ thông hơi ép dòng không khí mát ở bên ngoài bị lôi hút vào trong qua cửa sổ, lam gió. Hiệu quả thông gió không cao, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Hệ thống thông gió cưỡng bức là hệ thống sử dụng các trang thiết bị, máy móc để tạo ra ngoại lực giúp quá trình điều hòa không khí diễn ra mạnh mẽ hơn.

4.2. Thông gió công nghiệp theo phương pháp tổ chức

Hệ thống thông gió tổng thể là thông gió cho toàn bộ không gian, phòng làm việc, dây chuyền, xưởng sản xuất,… của nhà xưởng.

Hệ thống thông gió cục bộ là thông gió được thực hiện trên một khu vực nhất định.

4.3. Thông gió theo chuyển động của gió

Hệ thống thông gió kiểu hút cho nhà xưởng công nghiệp
Hệ thống thông gió kiểu hút cho nhà xưởng công nghiệp

Hệ thống thông gió kiểu hút hoạt động theo cơ chế hút và xả luồng không khí bị ô nhiễm ra khỏi nhà xưởng và tiếp đó không khí bên ngoài tràn vào thông qua các khe hở, cửa của nhà xưởng,… nhờ hiện tượng chênh lệch áp suất.

Hệ thống thông gió kiểu đẩy hoạt động theo cơ chế ngược lại của thông gió kiểu hút. Nguồn không khí sạch được thổi trực tiếp vào trong nhà xưởng và đẩy không khí bên trong nhà xưởng ra bên ngoài.

Hệ thống thông gió kết hợp là hình thức kết hợp giữa thông gió kiểu hút với thông gió kiểu đẩy. Chủ động cân bằng nhiệt độ và độ ẩm theo mong muốn của doanh nghiệp.

Xem thêm: [Quy trình] Thi công, lắp đạt hệ thống thông gió công nghiệp

Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Khái niệm thông gió công nghiệp là gì?”. Nếu trong quá trình lựa chọn và lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng của mình, khác hàng có thể liên hệ các kỹ sư của Sumitech để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *