Thông gió mái nhà xưởng góp phần giúp điều hòa không khí, tạo môi trường thoải mái giúp người lao động làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Trong đó 5 công nghệ sau đây đang được tin dùng nhất. Hãy cùng SUMITECH tìm hiểu chi tiết trước khi lựa chọn.
1. Thông gió mái nhà xưởng bằng giếng trời
Giếng trời là một khoảng không gian thông thoáng được thiết kế theo phương thẳng đứng thông từ mái nhà xưởng xuống đến tầng trệt. Giếng trời có tác dụng đem lại luồng gió, không khí tươi từ thiên nhiên vào trong nhà xưởng. Từ đó cân bằng và cải thiện môi trường làm việc bên trong, tạo cảm giác thoải mái cho người lao động.
Giếng trời không chỉ giúp trao đổi không khí mà còn giúp chiếu sáng cho nhà xưởng. Vì vậy nó phù hợp để sử dụng tại các nhà xưởng quy mô lớn với nhu cầu thông gió và chiếu sáng lớn. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho chủ nhà xưởng. Phương pháp thông gió mái này cũng phù hợp với các nhà xưởng sản xuất nhiều bụi bẩn như dệt may, máy móc, các loại, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,…
Ưu điểm khi sử dụng giếng trời:
- Hứng sáng: Giếng trời hứng ánh sáng tự nhiên làm sáng không gian nhà xưởng.
- Thông gió tự nhiên: Luồng không khí tươi mát từ thiên nhiên được hút vào thông qua mái nhà xưởng, đồng thời đẩy luồng không khí ô nhiễm và bụi bẩn ra bên ngoài qua cửa sổ, khe gió.
- Tiết kiệm chi phí: Nhờ có giếng trời, nhà xưởng có thể tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng chiếu sáng và thông gió làm mát.
- Giá trị thẩm mỹ cao: Với thiết kế linh hoạt và tân tiến, giếng trời được xem như một phần trang trí, đem lại giá trị cho nhà xưởng.
Nhược điểm khi sử dụng giếng trời:
- Vang vọng âm thanh trong nhà xưởng: Do bản chất được thiết kế như một ống dẫn, vì vậy âm thanh vận hành của máy móc, thiết bị được truyền qua giếng trời rất rõ và vang. Điều này gây nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, cảm giác khó chịu khi làm việc.
- Dư thừa ánh sáng vào mùa hè: Ở một số khu vực địa lý như miền Bắc, mùa hè nắng rất gay gắt và oi bức khi thông qua giếng trời chiếu vào nhà xưởng có thể gây tình trạng thừa sáng và chói lóa, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của người lao động.
- Gây thấm dột nếu không được che chắn phù hợp: Giếng trời không có mái che có thể gây thấm dột, thậm chí là ngập úng tại các khu vực trong nhà xưởng khi mưa.
2. Thông gió mái nhà xưởng bằng quạt hút mái nhà xưởng
Quạt hút thông gió mái nhà xưởng là thiết bị có trục lắp được thiết kế dưới dạng hướng lên mái nhà nhằm hút không khí mới vào đẩy không khí ô nhiễm ra bên ngoài. Hoạt động như một chiếc điều hòa mini giúp không gian trong nhà xưởng trở nên trong lành hơn, mát mẻ hơn.
Quạt hút mái nhà xưởng thường được lắp tại xưởng sản xuất hoặc khu vực nhà kho quy mô vừa với nhu cầu hút gió, tản nhiệt tương đối lớn mà phương pháp thông gió tự nhiên chưa thể đáp ứng được. Phù hợp với các xưởng sản xuất máy móc, gia công,…
Phương pháp thông gió mái này có các ưu điểm nổi bật:
- Độ cứng cao, bền bỉ: Do được làm bằng các loại vật liệu như: thép SS400 sơn tĩnh điện, inox,… nên khả năng chống chịu với các tác động của môi trường khắc nghiệt xung quanh tốt.
- Động cơ hoạt động êm ái: Được gia công định hình đồng nhất về kích thước và biên dạng. Do vậy, quạt hút mái có khả năng cân bằng động, hạn chế tối đa tình trạng rung lắc khi vận hành.
- Tối ưu hóa chi phí: Được thiết kế với khả năng chống thấm nước cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo hành, bảo dưỡng.
Nhược điểm khi sử dụng quạt hút mái nhà xưởng
- Lưu lượng gió thấp: Do vậy, nhà xưởng cần phải sử dụng nhiều quạt để đảm bảo đủ lưu lượng gió cần cung cấp.
3. Thông gió mái nhà xưởng bằng quạt hướng trục
Quạt hướng trục là loại quạt thông gió mái nhà xưởng được thiết kế với cấu tạo chiều thổi gió và chiều hút gió nằm song song với trục quạt. Quạt hướng trục được phân thành hai loại cơ bản là:
- Quạt hướng trục trực tiếp: cánh quạt được gắn trực tiếp vào mô tơ. Thường phù hợp với công trình dân dụng.
- Quạt hướng trục gián tiếp: cánh quạt và mô tơ hoạt động thông qua lực xoay được truyền từ dây curoa. Thường phù hợp với các công trình nhà máy, nhà xưởng quy mô lớn hơn.
Quạt hướng trục có tác dụng làm mát, thông gió, điều hòa và phân bố đều không khí tươi từ mái đến mọi khu vực trong nhà xưởng. Với khả năng thông gió nhanh nên môi trường làm việc trong lành, thông thoáng, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân viên.
Hiện nay, quạt hướng trục được sử dụng tại các khu vực sản xuất với mật độ bụi bẩn và khí độc hại cao tại nhà xưởng như phòng phun sơn; xưởng mài, bào, cắt vật liệu; và những khu vực có mức độ tỏa nhiệt cao như lò nung, luyện kim loại…
Ưu điểm khi sử dụng quạt hướng trục
- Cấu tạo đơn giản, thiết kế nhỏ gọn: Cấu tạo bao gồm: động cơ, thân vỏ, cánh quạt giúp quạt dễ dàng lắp đặt cũng như bảo trì, sửa chữa sau này.
- Hiệu suất làm việc cao: Được thiết kế với động cơ mạnh mẽ, quạt hướng trục có khả năng sinh ra lượng gió vô cùng lớn. Môi trường làm việc thông thoáng, không oi bức giúp công nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
- Vận hành êm ái: giúp giảm tối đa mức độ ô nhiễm tiếng ồn, giúp công nhân viên làm việc thoải mái và thư giãn hơn.
- Giá cả hợp lý: Với thiết kế đơn giản, để sở hữu một sản phẩm quạt hướng trục chi phí bỏ ra không quá lớn. Hiện nay, quạt hướng trục thông gió mái nhà xưởng có mức giá dao động trong khoảng từ một cho đến vài triệu đồng.
Nhược điểm khi sử dụng quạt hướng trục
- Hiệu quả sử dụng điện năng thấp: Quạt hướng trục khi vận hành tiêu tốn khá nhiều điện năng cho quá trình tản nhiệt. Do vậy, hiệu quả sử dụng điện năng của quạt hướng trục không cao, gây lãng phí tài sản của doanh nghiệp.
4. Thông gió mái nhà xưởng bằng quả cầu thông gió
Quả cầu thông gió mái nhà xưởng vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí, lấy gió tươi từ môi trường tự nhiên vận chuyển vào trong và thải ra bên ngoài luồng khí nóng, ô nhiễm. Quả cầu thông gió có tác dụng điều hòa môi trường làm việc trong nhà xưởng, tạo sự thoáng mát.
Quả cầu thông gió thường được sử dụng cho đa dạng các loại nhà xưởng, nhà máy lợp mái tôn thuộc các ngành hàng như: sản xuất linh kiện, trang thiết bị, thực phẩm, nông sản,…
Ưu điểm khi sử dụng quả cầu thông gió
- Vận hành liên tục: Quả cầu thông gió hoạt động liên tục 24/24 giúp nhà xưởng lúc nào cũng được lưu thông, ngay cả khi ít gió.
- Bền bỉ: Được cấu tạo bởi inox, khả năng chống ăn mòn cao, quả cầu thông gió có độ bền cao, sử dụng lâu dài.
- Tiết kiệm chi phí: Vận hành hoàn toàn bằng lực tác động của gió mà không phải sử dụng đến điện năng, không những tiết kiệm được chi phí mà còn mang lại hiệu quả lâu dài.
- Dễ dàng sử dụng, bảo hành, bảo trì: Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản giúp doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình bảo trì, sửa chữa.
Nhược điểm khi sử dụng quả cầu thông gió
- Hiệu quả hoạt động không cao: Nếu được lắp đặt tại các khu vực khuất gió trên mái nhà xưởng, quả cầu không thể vận hành. Không chỉ vậy, khi bị mắc kẹt rác, cành cây hay lá cây, quả cầu thông gió kẹt, không hoạt động, không mang lại hiệu quả làm mát.
- Dễ thấm, dột nước: Nếu trời mưa, nước mưa thông qua các khe hở dễ dàng thấm vào mái nhà xưởng trong gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động.
5. Thông gió mái nhà xưởng bằng quạt ly tâm
Quạt ly tâm hay còn gọi là quạt hút ly tâm. Đây là thiết bị thông gió mái nhà xưởng theo nguyên lý hút không khí theo dọc trục dựa vào lực ly tâm đưa ra quanh vỏ quạt. Gió quạt được đẩy ra có hướng thẳng góc với trục.
Được thiết kế với lực hút mạnh, có khả năng tạo ra sức ép lớn nên quạt ly tâm có thể truyền và phân bố lưu lượng gió đi rất xa. Do đó, quạt ly tâm giúp nhà xưởng có thể thông gió trong diện rộng, thích hợp với các nhà xưởng sản xuất gạo, xay xát, xưởng gỗ,…
Ưu điểm khi sử dụng quạt ly tâm:
- Ít bám bụi: Quạt ly tâm được trang bị số lượng cánh quạt cắt không khí lớn, motor chuyển động đặt hoàn toàn phía bên ngoài, không nằm trên đường đi của luồng gió khi hút. Do đó, motor tránh được tối đa luồng bụi trong gió khi vận hành.
- Lưu lượng gió truyền đi xa: Động cơ mạnh mẽ, lực hút và đẩy xa vì vậy quạt ly tâm giúp luồng gió được truyền đi xa hơn, rộng hơn từ mái nhà xưởng đến các khu vực khác.
Nhược điểm khi sử dụng quạt ly tâm
- Động cơ quá tải khi quạt không thể kết nối quạt vào hệ thống. Do đó, khi sử dụng quạt ly tâm, nhà xưởng cần trang bị thêm hệ thống phụ tải hoặc van tiết lưu đầu để ổn định quạt.
Xem thêm: Chi tiết các bước trong lắp đặt thông gió nhà xưởng
6. Một số giải pháp để làm mát mái nhà xưởng khác
Ngày nay, đa phần các nhà xưởng, xí nghiệp thường lợp mái bằng tôn nhằm giảm thiểu tối đa chi phí. Tuy nhiên, vào mùa hè sử dụng mái tôn có nhiều nhược điểm như: hấp thụ nhiệt gây nóng bức, không thoát được không khí,… Do vậy bên cạnh những giải pháp thông gió mái nhà xưởng như trên SUMITECH xin giới thiệu các giải pháp làm mát mái nhà xưởng được áp dụng phổ biến nhất dưới đây.
6.1. Phun nước mái nhà xưởng
Phun nước mái nhà xưởng là phương pháp liên tục phun nước ở dạng tia nhỏ tại nhiều điểm trên bề mặt mái nhà xưởng. Sử dụng phương pháp phun nước mái nhà xưởng có tác dụng giảm nhiệt độ ngay lập tức từ 3℃ – 4℃.
Với chi phí đầu tư thấp, phun nước mái nhà xưởng phù hợp với những nhà xưởng không gian có quy mô nhỏ, diện tích khoảng từ vài chục cho đến vài trăm mét vuông.
6.2. Sơn chống nóng mái tôn
Sơn chống nóng là loại sơn có khả năng làm giảm nhiệt độ môi trường khi chiếu vào mái nhà xưởng. Sơn chống nóng có thể giúp nhà xưởng giảm nhiệt hiệu quả trong khoảng từ 12℃ cho đến 26℃. Không chỉ vậy, sơn chống nóng mái tôn giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng để làm mát không gian nhà xưởng, gia tăng tuổi thọ cho các trang thiết bị, máy móc.
Phương pháp sơn chống nóng mái tôn phù hợp sử dụng cho các nhà xưởng có mái thấp hoặc mái sử dụng lâu năm đã mất khả năng chống nóng. Để đạt hiệu quả làm mát tốt nhất, người ta thường sử dụng sơn chống nóng kết hợp với các phương pháp thông gió mái nhà xưởng khác.
6.3. Sử dụng tấm lợp cách nhiệt cho mái tôn
Tấm lợp cách nhiệt được đặt dưới mái tôn nhằm ngăn cản tối đa lượng bức xạ nhiệt từ mái tôn chiếu xuống nhà xưởng. Bên cạnh đó, tấm lợp cách nhiệt còn giúp giữ ấm nhiệt độ trong nhà xưởng vào mùa đông và chống ồn hiệu quả. Với khả năng giảm tối đa từ 7℃ đến 18℃, tấm lợp cách nhiệt đang được rất nhiều cho các nhà kho, phòng lạnh hoặc nhà xưởng sản xuất thực phẩm…
Cũng tương tự như phương pháp sơn chống nóng mái tôn, sử dụng tấm lợp cách nhiệt chủ yếu tại các nhà xưởng có mái thấp.
7. SUMITECH – Đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công dịch vụ thông gió mái nhà xưởng hàng đầu
SUMITECH – Đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thông gió mái nhà xưởng. Chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp thông minh, thiết thực nhằm tiết kiệm chi phí và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản cam kết thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống thông gió mái chính xác và ổn định nhất cho nhà xưởng của bạn.
Những dự án thông gió nhà xưởng mà SUMITECH đã từng triển khai rất thành công có thể kể đến như:
- Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng KCN Công Nghệ cao Láng Hòa Lạc.
- Lắp đặt hệ thống quạt hút cho xưởng sản xuất Thanh Trì – Hà Nội.
- Lắp đặt hệ thống hút khí nóng cho nhà xưởng KCN Quế Võ – Bắc Ninh.
- …
Một số ưu điểm khi lựa chọn dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống thông gió nhà xưởng tại SUMITECH:
- Thiết kế nhanh chóng, thi công chính xác, SUMITECH đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, SUMITECH luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ thiết kế, thi công thông gió mái nhà xưởng, khách hàng vui lòng liên hệ:
- Tel: 0989.060.987
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc