Trong quá trình sản xuất, xưởng may có thể trở nên nóng bức, ngột ngạt do nhiều tác nhân như thời tiết, máy móc hoạt động và bụi vải,… Vì thế, thông gió nhà xưởng may là biện pháp cần thiết doanh nghiệp nên thực hiện. Cách lựa chọn hệ thống phù hợp sẽ được Sumitech “hé lộ” ngay sau đây. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích khi lắp hệ thống thông gió nhà xưởng may
Lợi ích cốt lõi của hệ thống thông gió nhà xưởng may chính là hiệu quả làm mới và làm mát không khí. Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều lợi ích đi kèm mà nhiều doanh nghiệp chưa biết đến.
1.1 Tiết kiệm chi phí vận hành xưởng may
Hiện nay thông gió là điều kiện bắt buộc của mọi nhà xưởng. Tuy nhiên hệ thống máy điều hòa không khí có chi phí lắp đặt và sử dụng khá đắt đỏ đã trở thành trở ngại của không ít doanh nghiệp. Vì thế, các hệ thống thông gió chính là lựa chọn an toàn và tiết kiệm chi phí tối ưu cho xưởng may.
Không như điều hòa không khí, hệ thống thông gió xưởng may hoạt động theo cơ chế hút – đẩy gió, sử dụng ít điện năng và thiết bị hỗ trợ. Do đó chi phí vận hành, chi phí lắp đặt và bảo dưỡng được tiết kiệm đáng kể. Một số hệ thống thông gió nhà xưởng may phổ biến:
- Kiểu cơ khí: Dùng quạt hút gió và đường ống dẫn không khí để loại bỏ khí bẩn ra ngoài, quạt thổi sẽ đưa khí tươi vào xưởng. Các đầu hút-thổi được bố trí linh hoạt nên thích hợp với xưởng may có diện tích lớn, nhiều line làm việc.
- Kiểu tự nhiên: Dùng quạt công nghiệp để hút gió tươi vào nhà xưởng, khí bẩn sẽ bị đẩy dần ra ngoài thông qua các đường thoát gió như lam gió, cửa sổ. Phương pháp này thích hợp cho xưởng may nhỏ, nằm ở các vị trí thoáng và có không khí lưu thông liên tục.
1.2 Bảo vệ an toàn, giảm nguy cơ cháy nổ
Các bộ phận như nơi là quần áo, nơi may… thường có nhiệt độ cao hơn do máy móc hoạt động liên tục và có nhiều công nhân. Trong khi đó vải may, dầu máy may… thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị cháy, bắt lửa. Nếu không loại bỏ kịp thời, nguy cơ chập mạch, cháy, nổ thiết bị rất cao.
Hệ thống thông gió nhà xưởng may có vai trò thay thế không khí bị nóng, nhiễm bụi, đưa không khí ở bên ngoài vào và duy trì sự lưu thông không khí. Nhiệt độ bên trong xưởng được làm mát và chống tụ nhiệt quá mức tại các máy móc thiết bị. Từ đó, hạn chế hư hỏng máy móc và an toàn lao động cho công nhân làm việc.
1.3 Tăng tuổi thọ cho máy móc thiết bị
Khi sử dụng các hệ thống thông gió nhà xưởng may sẽ giúp giảm thiểu và loại bỏ bụi bẩn cùng khí nóng. Từ đó trang thiết bị, máy móc sẽ hoạt động trơn tru, ổn định cũng như đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho máy móc. Ngoài ra, khi máy móc hoạt động trơn tru, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt lượng sản sinh ra trong quá trình hoạt động thì việc bảo trì, bảo dưỡng cũng sẽ dễ dàng, tiết kiệm chi phí hơn.
1.4 Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho công nhân
Trong xưởng may, bụi vải, chỉ thừa và nhiều người cùng làm việc ở 1 khu vực sẽ gây nên sự bức bối, ngột ngạt và ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc của công nhân. Thông gió nhà xưởng may sẽ cuốn đi bụi vải và đưa khí tươi vào mát mẻ cho không gian làm việc, mang đến sự thoải mái cho người lao động.
2. Cách lựa chọn hệ thống thông gió nhà xưởng may phù hợp
Hiện nay có nhiều loại hình thông gió nhà xưởng may khác nhau. Tùy theo loại hình và quy mô sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn hệ thống phù hợp.
2.1 Dựa trên các khu vực trong nhà xưởng may
Xưởng may được chia thành nhiều khu vực khác nhau, vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý đến đặc điểm của từng khu vực sản xuất.
- Khu vực nhà xưởng may gia công sinh nhiệt: Các khu vực trong xưởng may có sử dụng những thiết bị điện như thiết bị cắt vải, định hình, vắt sổ, may mặc,… sẽ sinh nhiệt và nóng hơn các khu vực thông thường. Do đó, lưu lượng gió cung cấp phải vừa đủ nhu cầu làm mát và không được tạo ra hơi ẩm.
- Khu vực nhà xưởng may gia công không sinh nhiệt: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp thông gió nhà xưởng may tự nhiên như tấm cooling pad và quạt công nghiệp, để tận dụng gió tự nhiên, giảm đi chi phí điện năng tiêu thụ.
2.2 Dựa vào diện tích và số lượng máy móc, nhân công
Khu vực tập trung nhiều công nhân, máy móc sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn hơn. Do đó, khu vực này nên tập trung nhiều quạt, nâng cao lượng gió làm mát. Ngược lại đối với các khu vực ít người, ít máy móc nên bố trí ít quạt hơn, có thể tận dụng gió tự nhiên làm mát thông qua khe gió và lối thoát gió. Diện tích sử dụng của các nhà xưởng càng lớn thì diện tích cần làm mát cũng nhiều hơn, vì thế cần nhiều quạt hơn.
3. Một số hệ thống thông gió nhà xưởng may phổ biến
Đối với các xưởng may mặc, sản xuất bao bì, giày da,…thường được áp dụng làm mát với 02 hình thức thông gió chính.
3.1 Hệ thống thông gió nhà xưởng may làm mát áp suất âm
Hệ thống thông gió xưởng may này thường tập trung ở 2 đầu xưởng. Hệ thống này hoạt động dựa trên phương phức:
- Đầu hút: Sử dụng hệ thống quạt hút để mang đi khí nóng, khí bẩn, bụi vải công nghiệp… từ bên trong xưởng may ra bên ngoài;
- Đầu thổi: Tại đây được trang bị quạt kèm hệ thống khung giàn làm mát. Các khung giàn được cung cấp nước thường xuyên và phun ẩm đều giàn. Khi luồng gió tươi được quạt thổi vào từ bên ngoài qua giàn sẽ trở nên sạch và ẩm mát, đi vào nhà xưởng làm hạ nhiệt và thông thoáng nhà xưởng.
Ưu điểm của hệ thống thông gió nhà xưởng may áp suất âm:
- Thân thiện với môi trường.
- Lắp đặt dễ dàng, vận hành ổn định, không tốn kém chi phí bảo dưỡng.
- Hệ thống điều khiển tự động, an toàn cao.
- Có thể điều chỉnh lưu lượng gió và vị trí lắp đặt thích hợp theo yêu cầu của nhà xưởng.
Nhược điểm hệ thống thông gió xưởng may làm mát áp suất âm:
- Do máy hút và máy thổi gió được lắp đặt tại hai đầu của xưởng may nên hiệu quả làm mát không đồng đều.
- Khi hệ thống hoạt động, xưởng may cần phải kín. Doanh nghiệp cần gia cố lại các nơi tạo khe hở như khe gió, cổng trời, mái nhà xưởng, vách xung quanh…
3.2 Hệ thống thông gió nhà xưởng may làm mát áp suất dương
Khác với hệ thống thông gió áp suất âm, phương pháp này lắp đặt máy làm mát trải đều trên diện tích mà không tập trung tại hai đầu của nhà xưởng. Luồng gió sẽ được phủ đều khắp các khu vực trong nhà xưởng may, tạo sự thông thoáng tối ưu cho không gian lao động. Doanh nghiệp nên ưu tiên lắp đặt tại khu vực đông lao động và thiết bị như khu vực may, là quần áo, cắt xẻ vải…
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió nhà xưởng may áp suất dương:
- Hệ thống hút: Không khí được hút vào sẽ được làm sạch qua các tấm lọc bụi.
- Hệ thống làm mát: được lắp đặt trải dài trên diện tích nhà xưởng sẽ thực hiện phun tỏa hơi nước ra khu vực xung quanh, hạ nhiệt và làm mát nhanh, tạo độ ẩm thích hợp cho nhà xưởng.
Ưu điểm của hệ thống thông gió nhà xưởng may áp suất dương:
- Tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc lắp đặt và điện năng tiêu thụ khi hoạt động.
- Lọc sạch không khí, làm lạnh nhanh và làm mát hiệu quả trên diện rộng.
Nhược điểm của hệ thống thông gió nhà xưởng may áp suất dương:
- Hệ thống lắp đặt cần có sự chuẩn xác cao để tránh thất thoát nước một cách lãng phí.
- Có thể tạo độ ẩm ảnh hưởng đến máy móc.
Thông gió nhà xưởng may đóng một vai trò quan trọng để tạo nên môi trường làm việc thoải mái, an toàn và hiệu quả cho công nhân lao động. Tuy nhiên việc lắp đặt khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm thi công tốt. Vì thế, doanh nghiệp hãy liên hệ với các đơn vị có uy tín như Sumitech.
Sumitech với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E và cung cấp thiết bị, xây lắp công nghiệp sẽ mang đến những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với kỹ sư của Sumitech để được tư vấn thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng may phù hợp nhất.
- Hotline: 099 33 66 686
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Website: https://sumitech.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc/
- Địa chỉ: Phòng 1702-N01A, Tòa nhà K35, Đường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.