Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng: 5 điều bạn cần biết

4.2/5 - (4 bình chọn)

14 Tháng Một, 2021|Quản trị viên

Doanh nghiệp muốn có một hệ thống thông gió với mức chi phí tối ưu nhất? Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng chính là giải pháp lý tưởng. Hãy cùng SUMITECH tìm hiểu chi tiết về ưu, nhược điểm và các phương án thiết kế của hệ thống này trong bài viết sau đây.

1. Thông gió tự nhiên nhà xưởng là gì?

Thông gió tự nhiên nhà xưởng là phương pháp lợi dụng luồng gió tự nhiên để sạch và thông thoáng không khí bên trong nhà xưởng. Hệ thống sẽ cung cấp gió đều đặn, liên tục để làm mát không khí bên trong nhà xưởng với mức phí tiết kiệm nhất.

Thông gió tự nhiên là phương pháp hữu hiệu để ứng dụng cho các nhà xưởng một tầng hay nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ. Các nhà xưởng lắp đặt hệ thống này thường sản xuất các loại sản phẩm ít bụi bẩn, quá trình sản xuất ít tỏa nhiệt.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng
Không khí bên ngoài đi qua các lam gió (khe gió) và mang theo khí nóng, bụi bẩn đi ra ngoài

Thông gió tự nhiên hoạt động theo nguyên lý tận dụng sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất giữa môi trường bên trong và bên ngoài xưởng để tạo ra luồng gió. Gió sẽ từ bên ngoài đi vào bên trong xưởng thông qua các cửa thông gió và mang theo khí nóng, bụi bẩn đi qua ống thông gió ra ngoài. Giúp mang lại bầu không khí thoáng mát để công nhân làm việc hiệu quả.

2. Ưu, nhược điểm của thông gió tự nhiên nhà xưởng

Hiểu rõ ưu, nhược điểm của phương pháp thông gió tự nhiên giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu nhất cho nhà xưởng.

2.1. Ưu điểm của thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên nhà xưởng là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp ưu ái lựa chọn vì sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

Giữ không khí trong lành: Môi trường bên trong nhà máy, nhà xưởng với sự hoạt động liên tục của máy móc, thiết bị sẽ gây nên nóng bức, khói bụi. Và hệ thống thông gió tự nhiên giúp làm mát không khí, kéo theo bụi bẩn ra ngoài để làm thông thoáng không gian sản xuất. Giúp công nhân làm việc thoải mái, tăng năng suất lao động.

Tiết kiệm chi phí: Việc lợi dụng sức gió tự nhiên, sẽ giúp nhà xưởng không cần phải trang bị thêm thiết bị làm mát như: quạt làm mát, điều hòa. Đồng thời, cũng tiết kiệm được điện năng khi không phải sử dụng các thiết bị làm mát. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí tối đa. Và đây là phương án thông gió có mức chi phí thấp nhất khi so sánh với các phương pháp thông gió cho nhà xưởng khác.

Thông gió tự nhiên nhà xưởng là phương pháp tiết kiệm chi phí
Thông gió tự nhiên giúp khu vực sản xuất thông thoáng với mức chi phí thấp nhất

Vận hành, bảo dưỡng hệ thống dễ dàng: Phương pháp thông gió tự nhiên không cần nhiều thiết bị (chỉ dựa vào lam gió hoặc cửa sổ hay có thể thêm quạt hút và ống) nên quá trình lắp đặt tương đối dễ dàng, thời gian lắp nhanh chóng và không ảnh hưởng đến kết cấu nhà xưởng. Hơn nữa, với thiết kế đơn giản nên rất dễ dàng bảo dưỡng và làm sạch.

2.2. Nhược điểm của thông gió tự nhiên nhà xưởng

Bên cạnh những ưu điểm lớn mang đến lợi ích cho doanh nghiệp thì thông gió tự nhiên vẫn có những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Hiệu quả đem lại không cao: Phương pháp thông gió tự nhiên lại không giải quyết được triệt để nhiệm vụ làm mát. Với những nhà xưởng, nhà máy nhiều hệ thống máy móc hoạt động cường độ cao, đông công nhân thì hệ thống này không đảm bảo đủ yêu cầu. Và để gia tăng thêm hiệu quả thì một số doanh nghiệp sử dụng thêm quạt công nghiệp, quạt hơi nước.

Thông gió tự nhiên nhà xưởng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
Thông gió tự nhiên chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết

Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, hướng gió: Bởi thông gió tự nhiên là sử dụng luồng gió trời để làm mát nên hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, hướng gió. Nếu thời tiết oi nóng, gió lặng hay hướng gió thay đổi thì hiệu quả thông gió sẽ bị hạn chế. Do đó, khi sử dụng phương án này, chủ nhà xưởng cần phải tính toán, nghiên cứu để kiểm soát hướng gió cũng như thời tiết đặc trưng tại khu vực nhà xưởng.

3. Các phương án thiết kế thông gió tự nhiên nhà xưởng phổ biến

Hiện nay, có nhiều phương án thiết kế thông gió tự nhiên trong nhà xưởng phổ biến được ứng dụng cho các công trình. Cụ thể:

Thông gió tự nhiên kiểu gió lùa/ không có tổ chức: Đây là phương án mà gió sẽ đi vào xưởng thông qua khe gió, lam gió hoặc đi ra qua giếng trời, lối thông gió. Với phương pháp này hệ thống thông gió phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, hướng gió và cần sử dụng thêm (quạt, điều hòa) để phụ trợ cho những ngày ít gió. Được ứng dụng cho nhà xưởng nhỏ, ít máy móc để giảm chi phí thấp nhất.

Thông gió kiểu gió lùa
Thông gió kiểu gió lùa phụ thuộc nhiều vào thời tiết

Thông gió tự nhiên có tổ chức: Cũng sử dụng gió tự nhiên nhưng phương pháp này có sự sắp xếp, nghiên cứu, điều chỉnh khi lắp đặt và thi công hệ thống thông gió. Do đó, phương pháp thông gió tự nhiên có tổ chức có thể đưa gió vào vị trí cần và điều tiết gió theo nhu cầu tại khu vực sản xuất.

Xem thêm: [Chi tiết] Các bước trong lắp đặt thông gió nhà xưởng

4. Lưu ý của hệ thống thông gió tự nhiên trong nhà xưởng

Thiết kế, lắp đặt một hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng là công việc tương đối đơn giản nhưng vẫn có thể phát sinh một số vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả lưu thông không khí. Vì vậy, để sở hữu hệ thống hợp lý, hiệu quả, doanh nghiệp nên lưu ý một số yếu tố sau:

  • Nên thiết kế hệ thống thông gió trước khi xây dựng để thuận tiện lắp đặt và không ảnh hưởng tới cấu trúc phân xưởng. Doanh nghiệp không mất thêm chi phí “đập đi xây lại” và chi phí thuê nhân công.
  • Hệ thống cần hoàn thiện trước khi phân xưởng đi vào hoạt động nhằm đảm bảo hiệu suất lao động. Đồng thời có thể đo lường kết quả để điều chỉnh nhanh chóng.
  • Phải tính toán, nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ điều kiện tự nhiên, hướng gió tại vị trí đặt phân xưởng để thiết kế hệ thống khoa học, hiệu quả.
  • Xem xét tốc độ không khí, nhiệt độ bên trong để tính lưu lượng gió cần tạo ra, từ đó chọn thiết bị hỗ trợ thích hợp (quạt, điều hòa, cooling pad..). Ví dụ nhiệt độ không khí tăng lên 3oC thì tốc độ gió phải tăng lên 0,8m/s (trong điều kiện nhiệt độ không khí phải thấp hơn 5oC so với nhiệt độ bức xạ bề mặt). Nhưng phải đảm bảo gió không quá mạnh gây cảm giác phiền hà cho người lao động.
  • Thiết kế cửa dạng mở hoàn toàn: Cửa sổ dải ngang dài và cửa chớp (có lớp kính ngang) để tối đa quá trình trao đổi gió.
  • Tổng diện tích cửa sổ, cửa chớp nên chiếm ít nhất 20% tổng diện tích sàn. Diện tích cửa đón gió không quá chênh lệch diện tích cửa đẩy gió. Như vậy tốc độ gió vào nhà xưởng lớn hơn, làm mát tốt hơn.

5. Dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống thông gió tự nhiên cho nhà xưởng

Hệ thống thông gió tự nhiên trong mỗi cơ sở sản xuất, nhà xưởng sẽ có những đặc trưng riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, số lượng máy móc, quy mô làm việc,… Do đó, để thiết kế một hệ thống đạt hiệu quả thì rất cần những kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm khảo sát thực tế và tính toán chi tiết, cẩn thận.

Và SUMITECH là một trong những đơn vị hàng đầu cung ứng dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống thông gió tự nhiên. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao, chuyên nghiệp, am hiểu và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên. Hơn nữa, với nhiều năm tham gia dự án thông gió tại các đơn vị lớn trên cả nước SUMITECH cam kết mang đến hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng cao, tiết kiệm chi phí tối đa.

SUMITECH - Đơn vị uy tín, giàu kinh nghiệm
Đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp mang đến dịch vụ tối ưu

Hãy liên hệ với SUMITECH để được tư vấn thiết kế và thi công hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng cho doanh nghiệp một cách chi tiết và tận tình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *