Các loại thông gió nhà xưởng đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Căn cứ vào những phân tích khách quan sau đây, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất và đảm bảo hiệu quả làm mát tối đa.
Mỗi một loại thông gió nhà xưởng đều có những ưu – nhược điểm nhất định
1. Các loại thông gió nhà xưởng
Thông gió nhà xưởng có nhiều loại khác nhau và phù hợp với từng ngành nghề sản xuất nhất định. Dưới đây là một số loại thông gió phổ biến nhất.
1.1 Các loại thông gió dựa trên áp suất
Dựa trên áp suất sẽ chia thành 2 hệ thống riêng biệt đó là hệ thống thông gió áp suất dương và hệ thống thông gió áp suất âm.
Đặc điểm | Hệ thống thông gió áp suất dương | Hệ thống thông gió áp suất âm |
Nguyên lý hoạt động | Phòng kín (bán kín) được thổi hơi mát trực tiếp bằng cách sử dụng dàn máy làm mát với công suất lớn | Trong phòng kín (bán kín), sử dụng quạt công nghiệp và giàn làm mát. Quạt hút được lắp vào 1 bên tường để hút khí nóng ra ngoài, khi đó trong phòng sẽ có áp suất âm. Để cân bằng áp suất quạt sẽ hút khí mát từ bên tường đối diện. Tại bên tường đối diện đã được lắp giàn làm mát. |
Ưu điểm | Làm lạnh nhanh, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư và giảm tiêu thụ năng lượng Làm mát và làm sạch nhà xưởng tốt hơn | Tiết kiệm điện năng tiêu thụ và chi phí đầu tư Thân thiện với môi trường Lắp đặt dễ dàng, vận hành ổn định, không tốn kém chi phí bảo dưỡng Hệ thống điều khiển tự động, an toàn cao |
Nhược điểm | Cần phải có diện tích rộng để lắp đặt Hệ thống lắp đặt cần có sự chuẩn xác cao để tránh thất thoát nước một cách lãng phí Có thể tạo độ ẩm cao trong nhà xưởng ảnh hưởng đến máy móc | Lắp đặt phức tạp, dễ gây lãng phí nước nếu như không lắp đặt chính xác |
Ứng dụng | Các xưởng gia công may mặc, nhựa, điện tử, xưởng dệt kim, da thuộc, trung tâm thương mại, bệnh viện, trồng hoa, cây cảnh… | Nhà xưởng dệt len, may mặc, xưởng cơ khí, hoặc trang trại chăn nuôi nông nghiệp |
1. 2 Hệ thống thông gió làm mát theo vị trí
Tùy thuộc vào đặc thù tính chất công việc của mỗi nhà xưởng, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 loại thông gió làm mát dưới đây.
Đặc điểm | Làm mát tổng thể | Làm mát cục bộ |
Thiết bị | Ứng dụng cho nhà máy làm việc theo line, số lượng công nhân lớn và phân bố đều khắp nhà xưởng. Hệ thống bao gồm quạt ống, quạt ly tâm hoặc hệ thống điều hòa trung tâm để làm mát cho toàn bộ hoặc tập hợp nhiều phòng trong nhà xưởng | Ứng dụng với nhà xưởng có nhiều máy móc là chính, chỉ có 1 số người vận hành máy móc đó, số lượng công nhân ít. Sử dụng quạt ly tâm, tủ điều khiển cùng kênh dẫn gió dẫn thẳng đến vị trí của người thao tác |
Ưu điểm | Làm mát nhanh trên cả diện tích lớn Doanh nghiệp có thể chủ động lưu lượng cũng như vị trí gió Tiết kiệm điện năng | Có thể hút bụi và làm mát nhanh Tiết kiệm điện năng và chi phí lắp đặt Làm mát tại khu vực mong muốn mà không ảnh hưởng đến khu vực khác |
Nhược điểm | Chi phí lắp đặt cao hơn so với làm mát cục bộ Hệ thống lắp đặt khá phức tạp gây tốn kém diện tích và cần sự chính xác cao | Chỉ làm mát được vùng có diện tích nhỏ |
Ứng dụng | Xưởng may, doanh nghiệp làm việc văn phòng… | Ngành máy móc cơ khí, máy dệt, nhà máy hóa chất… |
1.3 Hệ thống thông gió kiểu hút và kiểu thổi
Nhiều người còn gọi đây là hình thức làm mát theo hướng chuyển động của gió và phương pháp làm mát nhà xưởng này gồm 2 kiểu.
Đặc điểm | Hệ thống thông gió kiểu hút | Hệ thống thông gió kiểu thổi |
Thiết bị | Thiết bị hút gió được đặt bên trong nhà xưởng Nhờ cơ chế chênh lệch cột áp, không khí bị ô nhiễm được hút ra khỏi nhà xưởng và mang khí tươi từ bên ngoài vào | Thiết bị thổi gió đặt bên trong nhà xưởng Không khí sạch sẽ được thổi vào bên trong nhà xưởng và thải không khí nóng ra môi trường bên ngoài nhờ các khe hở của phòng |
Ưu điểm | Có thể hút không khí ô nhiễm trực tiếp ngay tại nơi phát sinh, hạn chế việc phát tán ra khu vực khác | Dùng cho nơi tập trung đông người, nơi dễ phát sinh nhiệt, độ ẩm hoặc lưu lượng gió lớn |
Nhược điểm | Lượng gió tuần hoàn thấp, khó để kiểm soát được chất lượng gió | Lượng gió tràn ra mọi hướng, có thể gây lãng phí và tốn kém điện năng |
Ứng dụng | Nhà xưởng dệt may, da giày, thực phẩm… | Nhiều loại nhà xưởng |
1.4 Hệ thống thông gió tự nhiên và cưỡng bức
Ngoài 3 cách phân loại trên, doanh nghiệp có thể phân loại theo phương pháp đưa gió vào nhà xưởng theo 2 cách sau đây.
Đặc điểm | Hệ thống thông gió tự nhiên | Hệ thống thông gió cưỡng bức |
Thiết bị | Tạo sự thông thoáng bằng việc bố trí cửa lấy gió và thải gió Gió ra vào tự nhiên dựa trên sự chênh lệch nhiệt độ trong, ngoài nhà xưởng | Sử dụng các thiết bị thông gió như quạt, máy lạnh |
Ưu điểm | Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm điện năng | Thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động được lưu lượng gió, kiểm soát được tiếng ồn |
Nhược điểm | Không chủ động được lưu lượng gió đôi khi không đáp ứng được với nhu cầu thực tế | Chi phí năng lượng cao, sử dụng không bền vững, tốn kém chi phí lắp đặt |
Ứng dụng | Xưởng may mặc, xưởng dệt, nhà máy in, khu nhà ở diện tích nhỏ | Nhà xưởng sản xuất cao su, xưởng xay xát, xưởng hóa chất hoặc xưởng gỗ… |
2. Sumitech – Đơn vị thiết kế và thi công các loại thông gió nhà xưởng chuyên nghiệp
Để lắp đặt các loại thông gió nhà xưởng phù hợp, doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và thi công chuyên nghiệp như Sumitech. Sumitech được thành lập năm 2008, là đối tác chiến lược của hơn 50 doanh nghiệp lớn trong cả nước.
Sumitech có đội ngũ kỹ sư trình độ cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&E sẽ thiết kế và thi công được các loại thông gió nhà xưởng theo yêu cầu và đặc điểm nhà xưởng.
Không chỉ giúp khách hàng lựa chọn được các loại thông gió nhà xưởng phù hợp với nhà xưởng, Sumitech còn thực hiện khảo sát, tư vấn và thiết kế bản vẽ 3D. Sumitech luôn hỗ trợ khách hàng 24/4 nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng công trình tốt nhất.
Liên hệ để được kỹ sư tư vấn chi tiết:
- Hotline: 099 33 66 686.
- Địa chỉ: Phòng 1702-N01A, Tòa nhà K35, Đường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, HN.