Làm mát nhà xưởng giúp đem lại bầu không khí thông thoáng, mát mẻ để tạo điều kiện tốt nhất giúp công nhân làm việc hiệu quả. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn phương án làm mát nào thì hãy tham khảo các cách làm mát nhà xưởng phổ biến nhất sau đây để có câu trả lời phù hợp nhất.
1. Làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên
Đây là giải pháp đơn giản và có chi phí thấp nhất trong số các cách làm mát nhà xưởng vì tận dụng gió tự nhiên để làm thông thoáng, mát mẻ không khí bên trong công trình.
Cách làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên hoạt động theo nguyên lý tận dụng sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất giữa môi trường bên trong và bên ngoài công trình để tạo ra luồng gió. Gió ở bên ngoài sẽ được đưa vào qua các lam gió trong khi bụi bẩn, khí nóng được đẩy ra qua ống thông gió hoặc cửa.
Làm mát tự nhiên được ứng dụng khá nhiều tại các nhà xưởng 1 tầng, quy mô nhỏ, số lượng máy móc và công nhân làm việc ít và đặc thù của ngành làm sản xuất là ít tỏa nhiệt (ngành dệt may, lắp đặt bảng mạch điện, da giày…
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp;
- Tiết kiệm điện năng;
- Lắp đặt nhanh chóng, đơn giản;
- Dễ dàng bảo dưỡng.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, hướng gió;
- Hiệu quả làm mát không cao.
2. Làm mát nhà xưởng bằng hệ thống quạt thông gió
Cách làm mát này cũng như các cách làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên nhưng có sử dụng dụng thêm các loại quạt thông gió để hút khí mát từ bên ngoài vào hiệu quả hơn.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là: Các quạt thông gió thường được gắn trên tường và khi hoạt động tạo ra chênh lệch áp suất lấy khí mát bên ngoài vào trong nhà xưởng. Phía đối diện quạt là các lam gió để khí nóng thoát ra.
Phương án làm mát bằng quạt thông gió phù hợp để ứng dụng cho những xưởng gỗ, xưởng may,… để làm mát và loại bỏ bụi bẩn. Và các phân xưởng với diện tích không quá lớn, máy móc, nhân công làm việc ít.
Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà hiệu quả vẫn cao hơn so với làm mát tự nhiên.
- Bảo dưỡng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Chỉ hiệu quả với những nhà xưởng nhỏ, nhân công, máy móc làm việc ít.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Thiết kế thông gió nhà xưởng CỤ THỂ – CHI TIẾT
3. Làm mát nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa
Sử dụng hệ thống điều hòa là một trong các cách làm mát nhà xưởng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa làm mát nhà xưởng là tạo ra luồng khí mát tại các vị trí cần thiết và hút không khí ẩm cùng bụi bẩn ra khỏi công trình theo hệ thống đường ống.
Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa phù hợp để ứng dụng những phân xưởng rộng, nhiều công nhân, máy móc làm việc. Đặc biệt, hút ẩm tốt nên thường được sử dụng tại các khu vực lắp đặt sản phẩm điện tử, chế biến thực phẩm, kho lạnh nhà xưởng,…
Ưu điểm:
- Tốc độ làm mát nhanh;
- Phạm vi làm mát rộng;
- Hút ẩm tốt, hiệu quả làm mát cao.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao;
- Hệ thống ít có sự chuyên biệt nên khó điều chỉnh nhiệt độ tại từng khu vực cụ thể.
4. Cách làm mát nhà xưởng bằng quạt công nghiệp
Giải pháp làm mát nhà xưởng bằng quạt công nghiệp là một trong các cách làm mát nhà xưởng được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp sử dụng các loại quạt như quạt hơi nước, quạt cây, quạt trần để làm mát.
Quạt công nghiệp hoạt động theo nguyên lý: Khi các cánh quạt xoay sẽ thổi khí nóng từ bên trong nhà xưởng ra ngoài và hút không khí tươi từ bên ngoài vào làm mát từng khu vực.
Hình thức làm mát này được ứng dụng cho các phân xưởng quy mô không quá lớn, số lượng máy móc hoạt động ít. Phù hợp sử dụng cho các khu vực làm việc có mức độ tỏa nhiệt cao như xưởng luyện kim, gia công cơ khí…
Ưu điểm:
- Hiệu quả làm mát tốt tại các vị trí cần thiết;
- Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng;
- Mức độ linh hoạt cao, dễ thay đổi vị trí.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư và vận hành cao khi sử dụng quạt có công suất lớn;
- Phạm vi làm mát không rộng.
5. Làm mát bằng cách phun sương trong nhà xưởng
Khi nhắc đến các cách làm mát nhà xưởng thì không thể thiếu phương pháp phun sương. Phun sương là phương pháp làm mát nhà xưởng sử dụng máy bơm áp lực cao đẩy nước qua các đầu phun với tia phun rất nhỏ tạo ra nước dưới dạng sương mù. Sau đó, sương bay hơi ra sẽ thu nhiệt và làm mát môi trường bên trong xưởng.
Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý hơi nóng bay lên và hơi lạnh từ đầu phun hạ xuống thấp có tác dụng làm mát không gian bên dưới để làm giảm nhiệt độ nhà xưởng. Chú ý không nên lắp hệ thống phun sương quá thấp bởi sương mù phun ra không bốc hơi hết có thể làm ướt sàn.
Hệ thống phun sương phù hợp để ứng dụng cho những nhà xưởng có trần cao, hoạt động sản xuất dễ tỏa nhiệt. Thường ứng dụng trong các xưởng sửa chữa, gara ô tô, đóng gói thực phẩm,…
Ưu điểm:
- Hiệu quả làm mát cao, ngăn chặn và dập bụi;
- Có khả năng hạn chế và đuổi côn trùng.
Nhược điểm:
- Độ ẩm cao trong không khí có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
6. Làm mát nhà xưởng bằng cách phun nước mái
Một trong số các cách làm mát nhà xưởng thường xuyên được các doanh nghiệp lựa chọn khác chính là sử dụng hệ thống phun nước mái. Đây là phương pháp sử dụng máy bơm để tạo ra nguồn nước phun lên mái nhà xưởng giúp làm hạ nhiệt từ bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động là dùng máy bơm nước áp lực cao và hệ thống ống dẫn có gắn đầu phun để đẩy nước lên trên mái nhà xưởng. Các đầu phun sẽ đảm nhận nhiệm vụ phun nước đều khắp toàn bộ mái.
Giải pháp làm mát nhà xưởng này thường được ứng dụng cho các xưởng lợp mái tôn với số lượng nhân công, máy móc làm việc ít. Như phân xưởng hàn, gia công cơ khí,…
Ưu điểm:
- Có tác dụng giải nhiệt ngay lập tức;
- Thời gian thi công đưa vào sử dụng nhanh;
- Gia tăng tuổi thọ cho khu vực mái nhà xưởng.
Nhược điểm:
- Không hạn chế được khói bụi trong nhà xưởng;
- Hiệu quả làm mát và làm thoáng nhà xưởng không cao.
7. Cách làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad
Một trong các cách làm mát nhà xưởng khác cần kể đến là sử dụng các tấm Cooling Pad. Đây là phương pháp sử dụng kết hợp tấm làm mát và các loại quạt thông gió để tăng hiệu quả giảm nhiệt nhà xưởng.
Nguyên lý hoạt động: Với phương pháp này quạt hút được bố trí đối diện với dàn Cooling Pad. Quạt hút không khí nóng và bụi bẩn ra ngoài. Gió bên ngoài thì vào bên trong xưởng đi qua tấm cooling pad và được hạ nhiệt và lọc sạch rồi theo hướng quạt hút vào bên trong xưởng. Nhờ vậy nhiệt độ bên trong xưởng đã được giảm đi đáng kể và loại sạch bụi bẩn.
Thông gió bằng tấm Cooling Pad thường được ứng dụng rộng rãi trong các xưởng sản xuất thuộc ngành nghề cơ khí, điện tử,…
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả làm mát và lọc sạch không khí tốt;
- Chi phí đầu tư thấp.
Nhược điểm
- Với các vị trí ở góc xưởng tác dụng làm mát sẽ bị hạn chế.
8. Cách làm mát nhà xưởng bằng việc cách nhiệt mái nhà
Phương pháp này làm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong nhà xưởng bằng hình thức cách nhiệt mái nhà. Các cách làm mát nhà xưởng bằng cách nhiệt mái nhà có thể dùng là sử dụng sơn cách nhiệt lên mái, lắp tấm màng nhôm phản xạ nhiệt, lợp tôn cách nhiệt,…
Nguyên lý hoạt động: Những vật liệu cách nhiệt mái sẽ giúp hạn chế hấp thu nhiệt nóng ngoài trời và duy trì môi trường mát mẻ ở bên trong nhà xưởng.
Cách làm mát nhà xưởng bằng việc cách nhiệt mái thường được ứng dụng với các xưởng gia công cơ khí, kho lạnh, xưởng sản xuất thực phẩm, lắp đặt thiết bị điện tử,…
Ưu điểm:
- Linh hoạt ứng dụng trong các nhà xưởng có diện tích lớn hoặc nhỏ.
- Duy trì nền nhiệt ổn định cho các vị trí trong xưởng.
- Tiết kiệm chi phí điện làm mát.
Nhược điểm:
- Không loại bỏ được bụi bẩn.
- Hiệu quả làm mát không cao với những ngày nắng nóng cao điểm.
Xem thêm: 4 Hệ thống làm mát nhà xưởng tại Hà Nội đem lại hiệu quả cao
Hy vọng với các cách làm mát nhà xưởng phổ biến trên, doanh nghiệp đã có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích để lựa chọn phương án phù hợp nhất với yêu cầu của công trình.
Nếu có nhu cầu được tư vấn các cách làm mát nhà xưởng hãy liên hệ với SUMITECH – đơn vị uy tín và giàu kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực thông gió nhà xưởng hiện nay.
- Hotline: 0989.060.987 – 0986.656.152
- Website: https://sumitech.vn/lien-he
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc
Mình dùng quả cầu thông gió được không nhỉ?