Các loại cửa chớp thông gió nhà xưởng

5/5 - (2 bình chọn)

8 Tháng Mười Một, 2020|Quản trị viên

Bên cạnh chức năng làm đẹp không gian, cản bụi, cửa chớp còn giúp không khí lưu thông, trao đổi khí tự nhiên. Hiện nay có nhiều loại cửa chớp thông gió nhà xưởng với những đặc điểm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại này cùng lưu ý khi lắp đặt ngay sau đây.

1. Cửa chớp thông gió nhà xưởng là gì?

Cửa chớp còn được gọi là cửa lá sách, thường được lắp ở cửa ra vào hay cửa sổ với mục đích để thông gió hoặc cản sáng cho nhà xưởng, giúp không gian nhà xưởng trở nên thông thoáng và mát mẻ. 

Cửa chớp thông gió nhà xưởng vừa giúp cản nắng mưa lại còn có khả năng hút gió vào nhà xưởng
Cửa chớp thông gió nhà xưởng vừa giúp cản nắng mưa lại còn có khả năng hút gió vào nhà xưởng

Cấu tạo cửa chớp bao gồm các bộ phận: Khung cửa và thanh chớp được thiết kế từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: nhôm, sắt, kính, thép mạ kẽm, tôn mạ màu hay thép sơn tĩnh điện… Trong đó, phần khung cố định vào tường nhà xưởng. Các thanh chớp được xếp sole nhau, chéo góc từ 10-45 độ để cản nắng, mưa và tạo khe gió luồn vào nhà xưởng. 

Hiện nay, để tăng thêm hiệu quả trao đổi không khí, lưu thông gió, một số loại cửa chớp còn được lắp thêm quạt mini. Quạt được lắp ở phía sau cửa chớp, công suất nhỏ. 

2. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng cửa chớp thông gió nhà xưởng

2.1 Ưu điểm

Khác với cửa sổ, cửa chớp khi đóng lại nhưng vẫn thông gió bởi các thanh chớp không khép kín hoàn toàn mà có độ chéo góc nhỏ. Ngoài ra, cửa chớp còn có các ưu điểm:

  • Thông gió tốt hơn các loại cửa thường: Quạt mini có thể hút và thải khí trực tiếp, chủ động tạo lưu thông gió liên tục mà không bị phụ thuộc vào nguồn gió tự nhiên bên ngoài. Khi gió được trao đổi liên tục thì không khí bên trong luôn mát mẻ.
  • Tiết kiệm chi phí: Quạt mini sử dụng ít điện năng tiêu thụ. Chi phí đầu tư cũng khá thấp so với các hệ thống làm mát nhà xưởng khác. Vì thế, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm một khoản phí không hề nhỏ cho chi đầu tư lắp đặt và vận hành. 
  • Ít phải sửa chữa, bảo dưỡng: Hệ thống cửa chớp gió có kết cấu đơn giản, dễ vệ sinh, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức cho các công việc bảo trì, bảo dưỡng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thay mới hoặc sửa chữa nếu xảy ra hỏng hóc.
  • Độ bền bỉ cao: Các thanh chớp được thiết kế theo hình nan biên chữ Z, xếp chéo xuống tạo sự chắc chắn cho toàn bộ khung thân cửa chớp. Thanh chớp và khung cửa được chế tạo từ vật liệu thép cứng chắc, bền bỉ nên hạn chế tối đa được sự cong vênh, không bị mài mòn dưới tác động của thời tiết. 

2.2 Nhược điểm

Tuy có những ưu điểm vượt trội nhưng cửa chớp vẫn có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Khả năng lọc bụi kém: Khi mở các thanh chớp tạo nên khe rãnh khá lớn, bụi bẩn từ bên ngoài có thể vào nhà xưởng thông qua cách này. Vì thế tốt nhất doanh nghiệp nên cân nhắc mở cửa chớp khi bên ngoài nhà xưởng không quá nhiều bụi.
  • Làm mát không tốt với nhà xưởng lớn: Các loại cửa chớp thông gió kiểu tự nhiên hoặc có thêm quạt công suất nhỏ chỉ thích hợp cho làm mát cục bộ hoặc nhà xưởng nhỏ. Đối với các nhà xưởng có không gian rộng lớn, doanh nghiệp nên lựa chọn hoặc phối hợp thêm các biện pháp khác. 
  • Có tiếng ồn khi hoạt động: Cửa chớp không có tính năng cách âm. Do đó doanh nghiệp cân nhắc bố trí hệ thống cửa chớp thông gió nhà xưởng ở nơi thích hợp.
  • Có thể bị tạt nước khi trời mưa: Cửa chớp giúp che chắn mưa, nắng cho nhà xưởng. Tuy nhiên nếu mưa quá lớn, nước mưa hoàn toàn có thể bị tạt vào nhà xưởng. Đây chính là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng. 

3. Các loại cửa chớp thông gió nhà xưởng

Cửa chớp thông gió nhà xưởng có nhiều chủng loại khác nhau, tùy theo chất liệu và tính linh hoạt. 

3.1 Theo chất liệu

Các loại cửa chớp gỗ sẽ đem lại vẻ đẹp cho công trình sử dụng
Các loại cửa chớp gỗ sẽ đem lại vẻ đẹp cho công trình sử dụng

Cửa chớp gỗ là loại cửa chớp sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các loại cửa chớp khác.

  • Ưu điểm:
    • Đem lại tính thẩm mỹ cao.
    • Đa dạng mức giá tùy thuộc vào chất lượng gỗ.
  • Nhược điểm: 
    • Khó thiết kế theo kiểu cửa chớp lật, thanh gỗ phải xếp góc cố định. 
    • Dễ bị mối mọt, dễ bị hư hỏng, cong vênh dưới tác động của thời tiết, làm mất đi vẻ mỹ quan.
    • Mất nhiều chi phí cho công tác bảo trì, bảo dưỡng.
Các loại cửa chớp kinh không chỉ giúp thông gió, lấy ánh sáng mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình
Các loại cửa chớp kinh không chỉ giúp thông gió, lấy ánh sáng mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình

Cửa chớp kính có phần cánh được làm bằng kính, phần khung được làm bằng kim loại. Đây là loại cửa chớp phù hợp cho những nhà xưởng muốn tận dụng ánh sáng tự nhiên.

  • Ưu điểm: 
    • Thường được thiết kế theo dạng cửa chớp lật, có thể mở hoặc đóng một cách đồng bộ.
    • Làm từ chất liệu kính nên có thể lấy được nguồn sáng từ ngoài trời vào nhà xưởng rất tốt.
    • Đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Nhược điểm: 
    • Mức giá thành có thể cao hơn so với kim loại.
    • Nếu bị tác động của ngoại lực thì loại cửa chớp này rất dễ hỏng.
Cửa chớp kim loại là loại cửa chớp phù hợp nhất để thông gió công nghiệp
Cửa chớp kim loại là loại cửa chớp phù hợp nhất để thông gió công nghiệp

Cửa chớp kim loại là loại cửa chớp công nghiệp được làm từ hợp kim thép, nhôm, tôn mạ kẽm… Còn có tên thường gọi là Lam gió.

  • Ưu điểm: 
    • Có khả năng chịu lực và chống ăn mòn tốt, độ bền cao, ít bị hư hỏng khi sử dụng.
    • Có thể sơn đa dạng các màu để đồng bộ với màu sắc của nhà xưởng.
    • Vừa có thể thiết kế dạng lật vừa có thể làm dạng xếp góc cố định.
    • Đa dạng về chất liệu nên mức giá rộng, tùy theo loại chất liệu sẽ có mức giá khác nhau.
    • Khá dễ để bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
  • Nhược điểm:
    • Cần trú trọng trong vấn đề sơn cách điện để đảm bảo an toàn.
    • Khả năng chống ồn kém.

Như phân tích ưu-nhược điểm của các loại cửa chớp trên đây, để tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng thì các loại cửa chớp kim loại sẽ là phù hợp hơn cả. Có thể nói đây là lựa chọn mang lại hiệu quả sử dụng cao và đảm bảo tuổi thọ dài lâu. 

3.2 Theo tính linh hoạt

Dựa trên phương thức hoạt động, cửa chớp được phân thành 02 loại cơ bản, bao gồm: 

Cửa chớp cố định: Là loại cửa chớp được lắp đặt theo dạng khóa cố định, không thể điều chỉnh biên độ đóng-mở thanh chớp. 

  • Ưu điểm: 
    • Cố định và chắc chắn, đảm bảo an toàn cho nhà xưởng.
    • Có thể chọn lựa nhiều vật liệu khác nhau như: Gỗ, nhôm, thép mã kẽm… Tùy theo nhu cầu và mức chi phí của doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: 
    • Không thể điều chỉnh mức độ gió vào nhà xưởng.
    • Chưa tối ưu việc cản nắng, chống mưa tạt vào nhà xưởng.
    • Khả năng chống bụi, cách âm không được tốt.

Cửa chớp lật: Là loại cửa có lắp đặt thanh điều khiển bằng tay, có thể đóng, mở hoặc điều chỉnh các góc mở một cách đồng bộ. Loại cửa chớp này thường dùng nhôm – kính làm vật liệu chính, khung cửa nhôm cứng chắc có thể giữ cố định thanh chớp bằng kính an toàn trong quá trình sử dụng. 

  • Ưu điểm: 
    • Điều chỉnh được luồng gió, ánh sáng vào trong nhà xưởng.
    • Ít bị tác động của điều kiện tự nhiên lên cánh cửa chớp hơn.
    • Hạn chế được việc bị tạt mưa vào trong nhà xưởng.
    • Thuận tiện hơn trong quá trình vệ sinh, bảo dưỡng cửa chớp thông gió công nghiệp.
    • Phù hợp lắp đặt nhiều vị trí hơn, có thể thay thế cửa sổ.
  • Nhược điểm: 
    • Giá thành sẽ cao hơn so với cửa chớp cố định.

4. Lưu ý khi lắp đặt cửa chớp thông gió nhà xưởng

Cửa chớp thông gió có hiệu quả không cao so với các phương pháp như hệ thống thông gió, điều hòa. Vì thế khi lắp đặt cửa chớp thông gió nhà xưởng, doanh nghiệp cần tính toán, lựa chọn vị trí đón gió phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả, tận dụng được nguồn gió tự nhiên. Đồng thời, doanh nghiệp nên cân nhắc kết hợp thêm các biện pháp khác như: sử dụng kênh dẫn gió hay tấm làm mát hơi nước Cooling Pad…

Doanh nghiệp hãy liên hệ các đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm như SUMITECH để được tư vấn hệ thống phù hợp nhất. 

Với hơn 10 năm thi công lắp đặt hệ thống thông gió cho nhiều nhà xưởng, doanh nghiệp, nhà máy, SUMITECH sẽ tính toán và lựa chọn phương pháp hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả thông gió đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành.

  • Hotline: 099.33.66.686
  • Email: info.sumitechvn@gmail.com
  • Địa chỉ: P1702, tòa N01A, K35 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *