6 lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

5/5 - (2 bình chọn)

31 Tháng Một, 2021|Quản trị viên

lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất cần quan tâm và chú trọng hơn để sản phẩm đầu ra đáp ứng được yêu cầu của đối tác nước ngoài. Hãy tìm hiểu 4 lưu ý và những thông tin quan trọng sau đây để xây dựng đúng chuẩn, nhanh chóng.

1. Tính chất của doanh nghiệp chế xuất 

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu

Doanh nghiệp chế xuất là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ra nước ngoài. Các doanh nghiệp này phải nằm trong khu chế xuất và có những đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất – nhập khẩu cho hàng hoá từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất.
  • Doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào để đảm bảo cho việc kiểm soát của các cơ quan hải quan và nhà nước.
  • Doanh nghiệp chế xuất được phép mua hàng hoá từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hoá bị cấm xuất khẩu.
  • Các hàng hoá mà doanh nghiệp chế xuất được phép bán vào thị trường nội địa bao gồm: sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu; sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu; Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan.

Vì những đặc điểm đặc thù trên mà việc xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất cũng cần lưu ý nhiều phương diện theo đúng quy chuẩn xây dựng trong khu công nghiệp.

2. 6 lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Khi xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu cần lưu ý về vị trí của nhà xưởng, các loại giấy tờ cần thiết, bố trí các khu vực trong nhà xưởng và quy mô nhà xưởng.

2.1. Vị trí của nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Vị trí xây dựng cần đảm bảo sự thuận tiện cho việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển các chiều, giảm bớt chi phí cho vận tải và xây dựng kho bãi. Doanh nghiệp cũng nên bố trí các khu vực lấy hàng, xuất hàng ở gần cảng, mặt đường… để thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm.

Ngoài ra, việc xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất cũng cần lưu ý về hạ tầng khu công nghiệp nhà xưởng và với bên ngoài. Nhà xưởng phải được xây ở các nơi đã có cơ sở hạ tầng đầy đủ điện, nước, xung quanh có hạ tầng giao thông công cộng… Trong khu vực xây dựng nhà xưởng không được có cư dân sinh sống để đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn cho người dân.

2.2. Các loại giấy tờ để xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Khi xây dựng bất cứ nhà xưởng nào, các chủ đầu tư và nhà thầu cũng cần chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các loại giấy tờ và thủ tục xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp theo quy định của Pháp luật. Đặc biệt với doanh nghiệp chế xuất, yêu cầu và các loại giấy tờ sẽ phức tạp hơn. Doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Các giấy tờ thể hiện chủ đầu tư, doanh nghiệp được phép sử dụng đất, sử dụng nhà xưởng hợp pháp;
  • Các văn bản thẩm định, bản thiết kế và các giấy tờ về các hạng mục trong nhà xưởng như kho, khu vực sản xuất, khu vực xử lý rác thải, hạ tầng giao thông nội bộ …

2.3. Các khu vực trong nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất, nhà đầu tư và nhà thầu cần lưu ý khi bố trí các khu vực tương ứng với nhu cầu của doanh nghiệp chế xuất. Ví dụ như:

  • Kho hàng nên gần với nơi sản xuất và khu vực xử lý vật liệu
  • Khu vực xử lý phế thải ở xa hơn và không được ảnh hưởng đến khu vực sản xuất
  • Khu vực nghỉ ngơi của công nhân nên tách biệt nhưng không quá xa khu vực sản xuất để giảm thời gian di chuyển cho công nhân

Việc xây dựng phải đảm bảo mật độ xây dựng cũng như tuân thủ các quy tắc, quy chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp của Nhà nước. 

Khi thiết kế và bố trí các khu vực trong nhà xưởng, chủ đầu tư và nhà thầu phải đảm bảo thuận tiện để việc sản xuất tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao nhất. Tránh gây ra bất tiện trong công tác sản xuất, quản lý, hay thậm chí là gây nguy hiểm cho các cán bộ công nhân viên khi làm việc.

2.4. Quy mô của nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Điều cuối cùng cần lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất là quy mô nhà xưởng. Trước khi thiết kế nhà xưởng, nhà thầu và chủ đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất của nhà xưởng; vị trí so với khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa, năng suất yêu cầu, các khu vực phụ trợ (nhà để xe, canteen)…

Quy mô là 1 yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất
Quy mô là 1 yếu tố quan trọng khi xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Từ đó, bố trí chính xác số lượng máy móc, diện tích từng khu vực, cách bố trí, mật độ của các thiết bị trong nhà xưởng. Tuyển và sử dụng số lao động hợp lý đảm bảo năng suất tốt nhất. Chủ đầu tư và nhà thầu cần đảm bảo tối ưu hoá về mặt bằng để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Tránh xây dựng thêm ở khu vực khác, tốn thêm chi phí mặt bằng và chi phí vận hành.

2.5. Báo cáo thông tin thực hiện xây dựng với Ban Quản lý KCN trực thuộc

Về việc xây dựng nhà xưởng, trước khi tiến hành xây dựng và sau khi kết thúc việc xây dựng nhà xưởng, công ty tự thực hiện và báo cáo Ban Quản lý KCN về việc xây dựng và hoàn thành công trình xây nhà xưởng theo Giấy phép đầu tư được cấp.

2.6. Các Quy định, điều luật nên tham khảo về việc mua bán vật liệu cho nhà xưởng

Trong quá trình xây dựng nhà xưởng có thể sẽ phát sinh việc mua bán vật liệu xây dựng trong và ngoài nước để phục vụ thì bạn có thể tham khảo các quy định về thủ tục hải quan và tính thuế GTGT hàng hóa như sau:

– Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

Điều 74. Nguyên tắc chung

1.  Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

…..b) Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tạI DNCX;

….Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá”.

Căn cứ quy định nêu trên DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan khi mua vật liệu xây dựng từ trong nội địa để xây dựng nhà xưởng.

– Căn cứ Khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

… 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX:

Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.

Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hoá để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì sau khi bàn giao công trình cho DNCX thì báo cáo lượng hàng hoá đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 18/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Căn cứ quy định nêu trên DNCX khi nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, nhập máy móc tạo tài sản cố định không phải đăng kí doanh mục miễn thuế với cơ quan hải quan

3. Quy trình xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất

Thi công nhà xưởng cần được thực hiện đúng quy trình
Thi công nhà xưởng cần được thực hiện đúng quy trình

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, doanh nghiệp chế xuất cũng cần lưu ý về quy trình xây dựng nhà xưởng được thực hiện đầy đủ từng bước.

  • Tiếp nhận và bảo quản vật tư xây dựng nhà xưởng: Người phụ trách cần kiểm tra kỹ lưỡng các loại vật liệu, vật tư khi được giao đến để đảm bảo không có sai sót về số lượng, chủng loại, màu sắc, kích thước,…
  • Thi công nền nhà xưởng: Phần nền móng của nhà xưởng sẽ quyết định độ vững chắc của toàn bộ hệ thống nhà xưởng sau này. Vì vậy, công đoạn này cần được tính toán chính xác và thi công kỹ lưỡng.
  • Thi công khung thép nhà xưởng: Bộ khung thép sẽ được gia công trước tại nhà máy. Sau đó, chúng mới được vận chuyển đến vị trí xây dựng nhà xưởng và tiến hành lắp dựng.
  • Thi công mái cho nhà xưởng: Sau khi lắp dựng xong khung thép, đội ngũ công nhân sẽ tiến hành lợp mái cho nhà xưởng. Vật liệu được ưa chuộng hiện nay cho mái nhà xưởng là các loại tole màu mạ kẽm kết hợp với nhứng tấm cách nhiệt để chống nóng, chống ồn.
  • Xây dựng tường bao quanh, vách trong nhà xưởng: Phần tường này có thể được xây bằng gạch, tole và một số vật liệu khác. Tuỳ vào yêu cầu của doanh nghiệp, đặc điểm của nhà xưởng và kinh phí xây dựng mà nhà thầu sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
  • Xây dựng hạ tầng nhà xưởng: Hệ thống hạ tầng bao gồm hệ thống thoát nước, xử lý nền đường, chống nứt,… để đảm bảo các phương tiện tải trọng lớn có thể di chuyển thường xuyên, dễ dàng.
  • Thi công hệ thống kỹ thuật nhà xưởng: Sau khi hoàn thành hệ thống hạ tầng, đội ngũ công nhân sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống liên lạc, hệ thống điện,…
  • Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt thiết bị: Đây là những công việc xây dựng, lắp đặt cuối cùng. Công nhân sẽ tiến hành lắp đặt máy móc, kẻ các vạch chỉ dẫn trong xưởng, đóng trần thạch cao cho khu vực văn phòng và trồng thêm cây xanh, hoa để tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ nhà xưởng.
  • Vệ sinh và đưa vào sử dụng: Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, toàn bộ nhà xưởng sẽ được vệ sinh tổng thể để loại bỏ các vật liệu thừa, bụi bẩn, vết sơn,… rồi mới được bàn giao cho doanh nghiệp.

4. SUMITECH – Đơn vị xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất hàng đầu

Việc xây dựng đáp ứng đủ những yêu cầu trên không hề đơn giản và mất khá nhiều thời gian nếu doanh nghiệp không có nhân sự chuyên môn. Vì vậy, doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị xây dựng chuyên nghiệp. Họ mang đến phương pháp tối ưu nhất với yêu cầu riêng của doanh nghiệp và yêu cầu chung của nhà nước. Hơn hết, quy trình thực hiện bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Với tiêu chí luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, SUMITECH tự hào là một trong những công ty xây dựng công nghiệp hàng đầu Việt Nam. SUMITECH không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn về thẩm mỹ và tiến độ thi công cho các hạng mục xây dựng.

Với đội ngũ nhân viên trình độ cao và dày dạn kinh nghiệm, SUMITECH đã thực hiện nhiều dự án cho các tập đoàn lớn như: Honda, TOTO, Goshi, Sơn NIPPON,…

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp chế xuất, các khách hàng có thể liên hệ với SUMITECH qua:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *