Để thực hiện các dự án xây dựng trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần xin giấy phép từ cơ quan nhà nước. Hãy đọc bài viết sau để nắm được thủ tục và quy trình thực hiện việc này.
1. Thủ tục cần chuẩn bị khi xin xây dựng trong khu công nghiệp
Có 5 thủ tục quan trọng mà chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư cần nắm rõ chi tiết để thực hiện đúng theo quy chuẩn xây dựng trong khu công nghiệp.
1.1. Thủ tục cấp mới giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Khi xin cấp mới giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu có sẵn;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng, bao gồm Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Văn bản thẩm định thiết kế đối với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
- Bản sao: Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư và một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cần lưu ý Thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây Dựng.
1.2. Thủ tục cấp phép sửa chữa, cải tạo trong khu công nghiệp
Khi xin cấp phép sửa chữa, cải tạo trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu có sẵn;
- Giấy phép xây dựng gốc;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng, bao gồm Bản vẽ thiết kế của từng công trình đề nghị sửa chữa, cải tạo.
1.3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Khi muốn điều chỉnh giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin gồm có:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu có sẵn;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
- 02 bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
1.4. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị cho bộ hồ sơ xin gia hạn giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu sẵn có;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
1.5. Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Để xin cấp lại giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng theo mẫu có sẵn;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.
2. Quy trình xin giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
2.1. Quy trình xin cấp mới giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Khi xin cấp mới giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiến hành theo quy trình sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư xin thỏa thuận tổng mặt bằng tại Sở Xây dựng (không có quy định của Trung ương, thực hiện theo Quyết định số 01/2016/QĐ- UBND tỉnh ban hành quy định quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn tỉnh).
- Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở tại Ban Quản lý KCN (cụ thể tại mục 1).
- Bước 3: Nhà đầu tư thực hiện thẩm định thiết kế kỹ thuật tại Sở Xây dựng.
- Bước 4: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng tại Bộ phận Một của – Ban Quản lý các KCN.
- Bước 5: Ban Quản lý các KCN xem xét, cấp giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện sau không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp không đủ điều kiện, Ban Quản lý các KCN có văn bản phúc đáp sau 07 ngày làm việc.
- Bước 6: Nhà đầu tư xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa – Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc.
2.2. Quy trình xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo trong khu công nghiệp
Quy trình xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo trong khu công nghiệp gồm 3 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa, cải tạo tại Bộ phận Một của – Ban Quản lý các KCN.
- Bước 2: Ban Quản lý các KCN xem xét, cấp giấy phép cho nhà đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện sau không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp không đủ điều kiện, Ban Quản lý các KCN có văn bản phúc đáp sau 07 ngày làm việc.
- Bước 3: Nhà đầu tư xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa – Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc.
2.3. Quy trình xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Nhà đầu tư cần thực hiện theo quy trình sau để xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng tại Bộ phận Một của – Ban Quản lý các KCN.
- Bước 2: Ban Quản lý các KCN xem xét, cấp giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện sau không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp không đủ điều kiện, Ban Quản lý các KCN có văn bản phúc đáp sau 07 ngày làm việc.
- Bước 3: Nhà đầu tư xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa – Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc.
2.4. Quy trình xin gia hạn giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Nhà đầu tư cần thực hiện theo 3 bước sau để xin gia hạn giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép xây dựng tại Bộ phận Một của – Ban Quản lý các KCN.
- Bước 2: Ban Quản lý các KCN xem xét, cấp giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện sau không quá 5 ngày làm việc.
- Bước 3: Nhà đầu tư xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa – Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc.
2.5. Quy trình xin cấp lại giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp
Quy trình xin cấp lại giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp gồm các bước sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép xây dựng tại Bộ phận Một của – Ban Quản lý các KCN.
- Bước 2: Ban Quản lý các KCN xem xét, cấp giấy phép xây dựng cho nhà đầu tư trong trường hợp đủ điều kiện sau không quá 5 ngày làm việc.
- Bước 3: Nhà đầu tư xuất trình giấy hẹn và nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa – Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc.
Sau khi đã có được các loại giấy phép để xây dựng trong khu công nghiệp, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp cần lựa chọn một nhà thầu xây dựng công nghiệp uy tín. Việc này vô cùng quan trọng vì năng lực thi công của nhà thầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Nhà thầu uy tín và nhiều năm kinh nghiệm sẽ lên phương án xây dựng tốt nhất với đặc điểm khu đất. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục trên đầy đủ và nhanh chóng.
Với 12 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, SUMITECH một trong những công ty xây dựng công nghiệp đáng tin cậy cho các nhà thầu trong mọi dự án xây dựng trong khu công nghiệp. Các nhà thầu, doanh nghiệp có thể liên hệ với SUMITECH qua các kênh sau:
- Hotline: 0989.060.987
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc
- Địa chỉ: Phòng 1702, toà N01A, chung cư K35, đường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội