Hệ thống làm mát nhà xưởng có nhiều loại và lựa chọn được phương án phù hợp là mong muốn của tất cả doanh nghiệp. Với 6 loại hệ thống sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều tham khảo hữu ích để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
1. Hệ thống cửa sổ làm mát bằng gió tự nhiên
Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên bao gồm 2 thành phần chính: Cửa trời có tác dụng thông gió, thoát nhiệt và lam nhôm vừa giúp cản nắng, vừa giúp thu được luồng gió gió mát. Hệ thống cửa sẽ được bố trí ở những vị trí thích hợp, từ đó tạo ra sự thông gió và làm mát hiệu quả cho nhà xưởng.
Hệ thống cửa gió tự nhiên dựa vào nguyên lý đối lưu không khí. Theo đó, không khí nóng từ máy móc, công nhân làm việc sản sinh ra sẽ bị giãn nở và bay lên thoát ra ngoài. Nguồn không khí mát từ ngoài trời do nặng hơn sẽ bay vào và tạo hiệu quả làm mát ở phân khu làm việc bên dưới.
Đây là hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng phù hợp với những nhà xưởng có quy mô nhỏ, lượng máy móc, nhân công ít… cũng như các nhà xưởng không đòi hỏi cao về chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm…
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư và vận hành thấp: Không mất tiền cho quạt, điều hòa, hệ thống dẫn gió cũng như điện năng để vận hành.
- Thời gian hoàn thiện nhanh chóng: Chỉ mất thời gian ở khâu bố trí cửa sổ, sao cho hút được lượng gió vào nhà xưởng cũng như đào thải không khí nóng ra ngoài hiệu quả nhất.
- Dễ dàng bảo dưỡng hệ thống: Hệ thống cửa gió tự nhiên khá đơn giản, không cầu kỳ. Chính vì vậy, quy trình bảo dưỡng cũng rất đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật và doanh nghiệp có thể tự bảo dưỡng được.
Nhược điểm:
- Khó “tổ chức” luồng gió làm mát: Hệ thống được gắn tường và không có cơ chế điều khiển. Do đó sẽ chủ yếu làm mát tổng thể nhà xưởng chứ không thể làm mát cục bộ. Đồng thời việc điều chỉnh mức gió cũng rất khó khăn.
- Phụ thuộc vào lượng gió tự nhiên: Nếu những ngày oi nóng, không có gió thì hệ thống làm mát nhà xưởng này cũng sẽ hoạt động không hiệu quả.
Một số hình ảnh về hệ thống cửa sổ thông gió tự nhiên để làm mát
2. Hệ thống làm mát trong nhà xưởng bằng quạt thông gió
Tương tự như làm mát nhà xưởng bằng cửa tự nhiên, hệ thống này vẫn sẽ sử dụng cửa sổ làm nguồn lấy gió chính, đi kèm với nó là quạt hút gió và đẩy khí nóng ra ngoài trời. Đây là giải pháp giúp giảm thiểu khả năng làm mát dựa chủ yếu vào lượng gió trời. Nhờ vậy, đem lại hiệu quả làm mát tối ưu hơn hệ thống tự nhiên.
Hệ thống quạt thông gió làm mát nhà xưởng sẽ phù hợp với nhà xưởng có diện tích không quá lớn, số lượng công nhân, máy móc vừa phải. Đây cũng là hệ thống làm mát phổ biến hàng đầu bởi nhiều ưu điểm có thể kể đến sau đây.
Ưu điểm:
- Chi phí bỏ ra ban đầu không cao: Chỉ tốn thêm chi phí lắp quạt hút, đẩy so với hệ thống tự nhiên, không quá tốn kém với doanh nghiệp.
- Có thể quản lý, điều khiển luồng gió làm mát: Hoàn toàn có thể điều chỉnh được lượng gió, công suất quạt cũng như bố trí thêm hệ thống ống dẫn gió trong nhà xưởng để điều khiển luồng gió hiệu quả.
Nhược điểm:
- Vẫn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Hệ thống vẫn sẽ khó đạt được hiệu quả nếu vào những thời điểm ngoài trời nắng nóng, không có gió mát.
Một số hình ảnh về hệ thống quạt thông gió nhà xưởng
3. Hệ thống điều hòa trung tâm nhà xưởng
Đây là phương án sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm để làm mát trong nhà xưởng. Khi hoạt động điều hòa sẽ tạo ra luồng khí làm mát nhà xưởng trong thời gian nhanh chóng. Nhờ vậy, công nhân sẽ nhanh chóng cảm thấy mát mẻ nếu nhà xưởng áp dụng hệ thống này.
Hệ thống điều hòa trung tâm làm mát sẽ phù hợp với các xưởng có diện tích lớn, nhiều công nhân làm việc. Hệ thống này sẽ phù hợp hơn cả với các nhà xưởng lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, nhà xưởng sản xuất chế biến thực phẩm…
Ưu điểm:
- Hiệu quả làm mát nhanh chóng: Sử dụng hệ thống điều hòa sẽ giúp làm mát nhà xưởng chỉ trong thời gian ngắn do không bị phụ thuộc vào các yếu tố khách quan.
- Làm mát ở mọi vị trí: Ở vị trí nào cũng có thể sử dụng được hệ thống điều hòa nhà xưởng, chỉ cần đó là khu vực khép kín.
- Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ làm mát: Hoàn toàn có thể làm chủ được hệ thống điều hòa, điều chỉnh làm mát nhà xưởng đúng theo yêu cầu.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư và vận hành khá cao: Mức tiền bỏ ra để có hiệu quả làm mát nhà xưởng tối ưu sẽ cao hơn hẳn so với các hệ thống khác.
Một số hình ảnh về hệ thống điều hòa cho nhà xưởng
4. Hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad
Hệ thống sử dụng các tấm Cooling Pad (tấm làm mát) lắp đặt tại các vị trí cửa sổ dọc theo nhà xưởng. Phía đối diện sẽ lắp đặt thêm các loại quạt hút để tăng hiệu quả làm mát và hút bụi bẩn ra bên ngoài.
Lúc này luồng không khí, gió đi vào nhà xưởng sẽ được đi qua tấm Cooling Pad, nhờ vậy sẽ mát và trong lành hơn. Đây là một trong những loại hệ thống rất thường thấy, đặc biệt ở những nhà xưởng sản xuất cơ khí, gia công… Tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng được cho nhà xưởng có diện tích vừa phải, không quá cao.
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư hệ thống phải chăng: Mức giá để có hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad sẽ rẻ hơn đáng kể so với hệ thống điều hòa.
- Hiệu quả làm mát và lọc bụi bẩn: Không khí qua tấm Cooling Pad sẽ được làm mát cũng như trong lành hơn khi vào đến nhà xưởng.
- Ứng dụng linh hoạt: Có thể áp dụng cho nhiều nhà xưởng, đa dạng ngành nghề khác nhau.
Nhược điểm:
- Không làm mát đều các vị trí: Do tính chất làm mát nên sẽ mát nhất tại khu vực gần tấm Cooling Pad, càng xa thì hiệu quả làm mát càng giảm.
Một số hình ảnh về tấm Cooling Pad dùng để làm mát nhà xưởng
5. Hệ thống quạt thông gió mái làm mát nhà xưởng
Hệ thống quạt thông gió mái sẽ bao gồm các loại quạt có thể lắp được trên mái tôn của nhà nhà xưởng. Lúc này, những chiếc quạt sẽ làm nhiệm vụ hút luồng khí nóng bên trong đẩy ra ngoài và đẩy luồng khí mát ngoài trời vào trong. Đây là hệ thống làm mát rất phổ biến, tuy nhiên để hoạt động hiệu quả thì sẽ cần phải kết hợp thêm với các hệ thống cửa sổ, quạt thông gió gắn tường…
Hệ thống quạt thông gió mái nhà xưởng áp dụng cho khu nhà xưởng rộng, tập trung nhiều công nhân, máy móc làm việc… Kết hợp với các hệ thống thông gió khác sẽ cho ra được hiệu quả làm mát tối ưu nhất.
Ưu điểm:
- Không quá cầu kỳ: Hệ thống này sẽ chỉ cần tính toán bố trí các quạt trên mái với khoảng cách hợp lý, không cần quá nhiều chuyên môn kỹ thuật để thực hiện.
- Hiệu quả làm mát với nhà xưởng 1 tầng: Do lắp đặt ở trên mái nên hệ thống sẽ hoạt động tốt nhất với loại nhà xưởng có 1 tầng, 1 mặt bằng.
Nhược điểm:
- Cần kết hợp với các hệ thống khác: Do hệ thống quạt này nằm trên mái nên tác dụng trực tiếp đến khu vực sản xuất là không cao. Chính vì vậy, cần kết hợp thêm với các loại quạt, cửa sổ… để đảm bảo hiệu quả làm mát.
Một số hình ảnh về thông gió mái làm mát nhà xưởng
6. Hệ thống phun sương nhà xưởng
Đây là phương án sử dụng máy bơm cao áp và đẩy nước lên trên mái nhà xưởng. Sau đó nước từ các đầu phun với tia phun rất nhỏ tạo ra nước dưới dạng sương mù để hạ nhiệt độ, làm mát không gian.
Hệ thống phun sương làm mát sẽ phù hợp nhất với những nhà xưởng có nhiều khói bụi như các nhà xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, gia công gỗ…
Ưu điểm:
- Ngăn chặn bụi và làm mát tốt: Sương sẽ nhanh chóng làm giảm nhiệt độ cũng như giảm lượng bụi mịn trong không khí của nhà xưởng.
- Không ảnh hưởng tới người lao động: Phương pháp làm mát rất an toàn, nhanh chóng mà không bị ảnh hưởng nhiều tới người lao động so với làm mát bằng điều hòa (Không khí bị khô)
Nhược điểm:
- Làm độ ẩm trong không khí tăng cao: Mức độ ẩm tăng cao sẽ không phù hợp với một số ngành đặc thù như điện tử, may mặc, thực phẩm…
Một số hình ảnh về hệ thống phun sương làm mát
Với 6 hệ thống làm mát nhà xưởng cùng đặc điểm, ưu nhược điểm của từng loại, hy vọng sẽ giúp các bạn có được những lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Để biết thêm thông tin về hệ thống làm mát nhà xưởng khách hàng vui lòng liên hệ với SUMITECH để được tư vấn tận tình.
- Hotline: 0989.060.987 – 0986.656.152
- Website: https://sumitech.vn/
- Email: info.sumitechvn@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/sumitech.industrial.jsc