Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad là lựa chọn khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống này sẽ phù hợp nhất với loại nhà xưởng nào? Làm sao để hệ thống làm mát hiệu quả nhất? Cần lưu ý gì khi sử dụng tấm Cooling Pad để làm mát nhà xưởng? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
1. Tấm Cooling Pad là gì?
Tấm Cooling Pad được sản xuất từ giấy ép keo, hoặc sợi cellulose tự nhiên. Với thiết kế theo dạng tổ ong, Cooling pad gia tăng tối đa diện tích tiếp xúc với không khí. Các nếp gấp dùng hút nước đủ để làm mát không gian lớn, đảm bảo độ bền khi sử dụng. Nhờ vậy, tấm Cooling Pad giúp trao đổi nhiệt cho các hệ thống làm mát không khí bằng hơi nước.
Ở các hệ thống làm mát, tấm cooling pad sẽ thường được kết hợp với quạt công nghiệp. Nhờ vậy tạo nên hệ thống làm mát tiết kiệm, hiệu quả cho nhà xưởng (nhất là nhà xưởng lớn). Nhiệt độ có thể giảm xuống 3-7 độ C so với môi trường bên ngoài.
Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad được hoạt động như sau:
- Tấm Cooling Pad được lắp tại một mặt của nhà xưởng với hệ thống cấp nước tuần hoàn liên tục.
- Phía mặt còn lại của nhà xưởng được lắp đặt các loại quạt hút khí từ trong nhà xưởng ra ngoài.
- Chênh lệch về áp suất khiến không khí liên tục đi từ bên ngoài vào trong nhà xưởng qua tấm Cooling Pad.
- Luồng không khí đi qua Cooling Pad được loại bỏ bụi bẩn và hạ nhiệt, từ đó đem đến luồng không khí tươi mát cho nhà xưởng.
2. Cách sử dụng tấm Cooling Pad để làm mát nhà xưởng
Hiện nay, cách sử dụng hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad phổ biến nhất là kết hợp với quạt công nghiệp. Các thiết bị được bố trí ở 2 phía tường đối diện nhau trong nhà xưởng, có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy vào mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad, lưu ý một số điều sau:
Điều kiện tự nhiên và khí hậu: Tại các khu vực ít gió lùa tự nhiên hoặc luồng gió không ổn đinh. Cooling Pad sẽ là phương pháp làm mát không khí hiệu quả cho nhà xưởng. Phương pháp này giúp nhà xưởng có nguồn gió ổn định, chủ động về cả nhiệt độ và độ ẩm. Đồng thời, sử dụng Cooling Pad sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể so với hệ thống điều hòa.
Đặc điểm của nhà xưởng: Mỗi nhà xưởng có số lượng và cách bố trí hệ thống khác nhau. Một số yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm bao gồm:
- Quy mô, diện tích nhà xưởng.
- Kết cấu của nhà xưởng có thuận lợi cho việc phân bố luồng gió.
- Số lượng công nhân và cách phân bố nhân sự khi làm việc.
- Số lượng máy móc thiết bị trong nhà xưởng và khối lượng nhiệt tỏa ra của chúng.
- Đặc điểm của các sản phẩm sản xuất cần hay không cần độ ẩm.
Vị trí lắp đặt tấm Cooling Pad, quạt hút: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Vừa ảnh hưởng tới mức độ hiệu quả của hệ thống và đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Nên đặt tấm Cooling Pad cách xa với các khu vực làm việc cần kiểm soát về độ ẩm. Đặc biệt là với các ngành điện tử, thực phẩm, hóa chất…
- Vị trí đặt quạt hút gió không nên đặt gần vị trí làm việc của người lao động. Điều này sẽ giúp hạn chế tiếng ồn cũng như đảm bảo mức độ an toàn.
Số lượng tấm Cooling Pad, quạt hút khí: Nên tính toán về số lượng thiết bị sử dụng trong hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad. Như vậy, sẽ giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả mà tiết kiệm chi phí nhất.
3. Ưu, nhược điểm của hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad
Phương pháp làm mát nhà xưởng thông qua tấm Cooling Pad sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật so với các hệ thống làm mát nhà xưởng khác.
- Làm mát nhanh: Nước được thâm thấu và phân bố đồng đều ở tấm Cooling Pad. Nhờ vậy, không khí đi qua tấm Cooling Pad được làm mát nhanh giúp giảm nhiệt độ trong nhà xưởng nhanh chóng.
- Hiệu quả làm mát cao: Tấm Cooling Pad được cấp nước và làm ướt liên tục. Nhờ vậy, luồng không khí tươi mát được lưu thông và làm mát liên tục trong nhà xưởng.
- Cải thiện độ ẩm hiệu quả: Nguyên lý làm mát nhờ ào tác động tản nhiệt của hơi nước. Do đó, nguồn không khí vào trong nhà xưởng sẽ được mang thêm độ ẩm.
- Tiết kiệm chi phí: Không tốn nhiều chi phí mua, lắp đặt thiết bị cũng như vận hành hệ thống. Hệ thống không đòi hỏi bảo hành, sửa chữa… nhiều.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm khi làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhược điểm là làm độ ẩm trong không khí tăng thêm. Do đó, phương pháp này sẽ không phù hợp với một số ngành nghề: thực phẩm, hóa chất, điện tử…
Tuy nhiên nếu xét trên một cách tổng thể về những hữu ích mang lại. Tấm Cooling Pad rất thích hợp để sử dụng làm mát cho các nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ.
4. Tính toán số tấm Cooling Pad và quạt gió cần lắp đặt
Như đã nói ở trên, việc tính toán số thiết bị khi lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad rất cần thiết. Việc này vừa đảm bảo được hiệu quả sử dụng mà hạn chế được sự lãng phí.
Để tính được số lượng thiết bị, cần tính toán lưu lượng gió lưu thông cần thiết trong nhà xưởng. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể lên được bản vẽ thiết kế thông gió, làm mát nhà xưởng cũng như biết được số lượng Cooling Pad, quạt hút gió cần thiết.
Bên cạnh đó, nhà xưởng cũng cần lựa chọn loại Cooling Pad, quạt gió… Sao cho phù hợp nhất với nhà xưởng, ngành nghề, từ đó đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Đối với doanh nghiệp để tính toán, lựa chọn loại thiết bị sẽ khá khó khăn do cần có chuyên môn về thông gió công nghiệp, nhà xưởng. Lựa chọn một đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn như Công ty cổ phần công nghiệp Sumitech (SMI) là ý tưởng không tồi.
Với kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có chuyên môn cao. Sumitech đã từng thực hiện nhiều dự án cho các doanh nghiệp lớn như: Honda Việt Nam, Gosshi, ABB… Lựa chọn Sumitech, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có một hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad hiệu quả mà tiết kiệm chi phí nhất.
Liên hệ ngay với Sumitech để được tư vấn và báo giá dịch vụ:
- Hotline: 099 33 66 686
- Địa chỉ: Phòng 1702-N01A, Tòa nhà K35, Đường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.