Sơn chống nóng được xuất hiện phổ biến tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Lý do bởi vì thời tiết nước ta dần thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Cùng với đó là một số nguyên nhân khách quan khác. Khí hậu ngày một nóng hơn gây ra những thiệt hại cho hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, các chủ nhà xưởng luôn tìm kiếm các giải pháp khắc phục khó khăn này.
1. Sơn chống nóng là gì?
Đây là loại sơn trong thành phần của nó có các chất tạo ra khả năng cách nhiệt và phản xạ nhiệt lại với ánh sáng mặt trời. Loại sơn này được dùng rất phổ biến hiện nay. Nó thường được sơn trên các bề mặt có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như: mái tôn, mặt tường, mặt sân thượng.
Việc có lớp sơn này sẽ giúp hạ nhiệt độ của các bề mặt xuống rất thấp. Nó giúp làm cho không khí ở bên dưới bề mặt thoáng mát. Điều này rất có lợi cho sức khỏe những người đang hoạt động dưới bề mặt tiếp xúc đó. Cùng với đó thì hàng hóa hay thiết bị trong phòng được bảo vệ.
Có rất nhiều các loại sơn với nhiều mức giảm nhiệt độ khác nhau từ 7-15 độ. Tuy nhiên, khi bạn đã chọn được loại sơn tốt để phát huy hết năng lực mà dòng sơn mang lại thì bạn cần phải có một đội ngũ thi công lành nghề có kinh nghiệm cao. Hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao, hiệu quả càng tăng, nhiệt độ sẽ giảm xuống.
2. Ưu điểm khi sơn chống nóng cho nhà xưởng
- Đây là biện pháp hoàn hảo khi muốn chống nóng. Chi phí vừa phải phù hợp hơn đối với việc dùng tôn lạnh, hệ thống làm mát. Ít tốn kém chi phí thi công và phát sinh.
- Nhiệt độ giảm rõ rệt ngay sau khi thi công khoảng 4 tiếng. Mang lại hiệu quả tức thì sau khi thi công sơn.
- Thi công dễ dàng không ảnh hưởng đến hoạt động bên trong đang làm việc.
- Nếu tôn có thể hỏng, bị bay do gió to hay mưa lớn. Nếu thiết bị làm lạnh phải bảo trì, sửa chữa liên tục. Thì sơn chống nóng có độ bền cao lên tới 5-7 năm.
3. Quy trình thi công
Kỹ thuật thi công sơn chống nóng có vai trò rất quan trọng tới chất lượng. Quy trình thi công sẽ khác nhau đối với từng hạng mục hay vị trí cần sơn. Dưới đây Sumitech xin giới thiệu đến bạn quy trình thi công sơn chống nắng đối với các bề mặt khác nhau nhé.
3.1. Đối với bề mặt mái tôn
Mái tôn mới:
- Vệ sinh bề mặt, vá lại các vị trí bị dột.
- Sơn 2 – 3 lớp phủ cách nhiệt.
Mái tôn cũ:
- Vệ sinh bề mặt, sửa lại những vị trí đã hoàn toàn gỉ sét hết không dùng được. Đảm bảo khi thi công lớp sơn bám dính tốt và tăng tuổi thọ của công trình.
- Sơn một lớp lót chống rỉ.
- Sơn 2 – 3 lớp phủ cách nhiệt.
3.2. Đối với bề mặt bê tông
- Bề mặt là bê tông, tường ngoài thì bước đầu tiên cần xử lý các vết rạn nứt cần sửa chữa, trám trét nếu có trước khi thi công.
- Sử dụng máy phun sơn để thi công sơn phủ cách nhiệt. Cần sơn 2-3 lớp.
Trên đây Sumitech xin gửi đến bạn đọc thông tin cơ bản về hạng mục thi công sơn chống nóng cho nhà xưởng. Sumitech tự hào là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm thi công các dự án lớn nhỏ. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật, thi công tay nghề cao giàu kinh nghiệm.
Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0986 656 152 để được tư vấn và phục vị tận tình nhất.