Thiết kế thông gió công nghiệp làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất là điều mà mọi doanh nghiệp quan tâm. Hãy tham khảo ngay những tiêu chí ở dưới đây để giúp nhà xưởng có được một hệ thống thông gió đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhé.
1. Diện tích nhà xưởng trong thiết kế thông gió công nghiệp
Có thể nói để ra được bản thiết kế sử dụng để thông gió trong công nghiệp cho nhà xưởng thì diện tích chính là tiêu chí hàng đầu cần quan tâm. Xây dựng hệ thống thông gió công nghiệp phù hợp với diện tích nhà xưởng luôn là điều mà mọi doanh nghiệp hướng đến. Việc này vừa đảm bảo về tính hiệu quả cần thiết mà lại còn đảm bảo về yếu tố chi phí.
- Nếu lắp hệ thống thông gió có công suất nhỏ hơn diện tích: Không đạt được hiệu quả làm mát trong nhà xưởng. Bụi bẩn và khí nóng không thoát ra bên ngoài được khiến không khí nhà xưởng vẫn còn ngột ngạt.
- Nếu lắp hệ thống thông gió có công suất lớn hơn diện tích: Lãng phí, tốn nhiều chi phí cho việc lắp đặt, vận hành. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa chắc đạt được như mong muốn.
Chính vì lẽ đó, ngay từ khi khâu thiết kế hệ thống thông gió công nghiệp, doanh nghiệp cần phải lưu ý và tính toán chi tiết. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng bản thiết kế phù hợp và tối ưu chi phí nhất.
2. Số lượng công nhân, máy móc
Ngoài diện tích thì số lượng công nhân và máy móc cũng là yếu tố quan trọng cần lưu ý trong thiết kế thông gió công nghiệp cho nhà xưởng. Có thể nói đây là yếu tố quyết định phần lớn đến độ hiệu quả của hệ thống hút gió sẽ áp dụng.
Khi biết được những điều này, ta có thể tính được lưu lượng gió cần thiết là bao nhiêu. Từ đó, bản thiết kế có thể đưa ra dự trù về số lượng và loại thiết bị thông gió, thông khí là gì. Ngoài ra, cần căn cứ thêm vào vị trí làm việc, bố trí máy móc để lắp đặt hệ thống thông gió sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ như với xí nghiệp dệt may, nhà máy sợi… lượng công nhân lớn và máy móc công suất lớn, nhiều bụi vải, nhiệt độ cao… Bản thiết kế thông gió công nghiệp cho những đơn vị này cần phải giải quyết được vấn đề trên. Hệ thống thông gió được sử dụng phải đảm bảo được việc trao đổi không khí liên tục trong nhà xưởng để đảm bảo không gian thoáng đãng. Như vậy có thể sẽ cần đến lượng quạt, điều hòa nhiều hơn, dày hơn so với các đơn vị khác.
Hoặc một ví dụ khác, đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, chất hữu cơ… Việc vừa đảm bảo được độ mát trong nhà xưởng công nghiệp phải đi kèm với việc đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không quá cao… để tránh làm hỏng sản phẩm. Chính vì vậy, lựa chọn loại thiết bị điều hòa, hệ thống hút khí… sẽ là điều cần thiết hơn là thiết bị đẩy gió.
3. Số lượng quạt, thiết bị thông gió sử dụng
Dựa vào 3 yếu tố trên, doanh nghiệp xây dựng được ngay bản thiết kế thông gió công nghiệp phù hợp. Từ đó dự tính được số lượng quạt sử dụng cũng như loại quạt và công suất phù hợp nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có được một hệ thống thông gió đạt hiệu quả cao mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Để có con số tương đối cho hệ thống thông gió, làm mát trong nhà xưởng, doanh nghiệp có thể tham khảo công thức tính toán lưu lượng gió sau.
Tg = X*T
Trong đó:
- Tg: Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h)
- T: Thể tích Xưởng (m3) = Chiều Dài *Rộng* Cao
- X: Số lần thay đổi không khí
Số lần thay đổi không khí trong 01 giờ:
- X = 30 đến 40 lần/giờ với khu vực đông đúc (Siêu thị , Căn tin, Nhà sách,… )
- X = 40 đến 60 lần/giờ với nhà xưởng sản xuất có thiết bị phát nhiệt độ (cơ khí, sản xuất, may mặc…)
Ví dụ: Xưởng may có chiều dài 60m, rộng 20m, cao 10m. Như vậy thể tích xưởng sẽ là: 60*20*10 = 12.000 (m3). Với số lần thay đổi không khí của nhà xưởng nằm trong khoảng 40 đến 60 lần/giờ, ta sẽ lấy mức trung bình là 50 lần/giờ. Như thế lưu lượng gió cần thiết trong xưởng may sẽ là 12.000*50 = 600.000 (m3/h).
Từ thông số lưu lượng gió cần thiết, để biết được sẽ cần bao nhiêu quạt để thông gió, ta áp dụng công thức:
N = Tg/Q
Trong đó:
- Tg: Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h)
- Q: Lưu lượng gió của quạt (m3/h)
- N: Số quạt cần dùng cho nhà xưởng
Ví dụ: Với lưu lượng gió cần thiết như trên là 600.000 (m3/h). Với quạt có sải cánh 400 (mm) và lựu lượng 10.000 (m3/h) thì ta sẽ cần: 600.000/10.000 = 60 chiếc.
Với công thức trên khi làm thiết kế thông gió công nghiệp, có thể tùy vào mô hình, quy mô và lưu lượng gió để chọn loại thiết bị. Có rất nhiều các loại thiết bị thông gió như quạt hướng trục, quạt ly tâm, quạt thông gió quả cầu… có thể sử dụng để thông gió công nghiệp.
4. Vị trí đặt quạt theo thiết kế thông gió công nghiệp
Ngoài 3 tiêu chí kể trên thì lắp đặt quạt, hệ thống thông gió ở vị trí nào cũng là điều cần lưu ý khi thiết kế. Nếu lắp đặt ở đúng vị trí, luồng không khí sẽ được lưu thông, làm mát nhà xưởng dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ cho doanh nghiệp.
Một số vị trí lắp đặt quạt, thiết bị thông gió cho nhà xưởng phổ biến nhất sẽ là:
- Tường nhà xưởng: Chủ yếu sẽ lắp đặt các loại quạt hút, đẩy gió dạng hình vuông hoặt hình tròn.
- Phần mái nhà: Có thể lắp các loại quạt hút khí từ bên trong nhà xưởng ra ngoài.
- Từng khu vực làm việc: Lắp đặt đường ống, hệ thống hút, đẩy khí ra ngoài từ quạt.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý khi lặp đặt quạt, hệ thống hút gió nên lắp tại vị trí cao hơn đầu người, ở dưới chân tường hoặc những nơi có ít người qua lại. Như vậy, khi hút gió sẽ tránh việc hút phải các loại tiếng ồn, tạp âm… có thể ảnh hưởng tới công việc.
Như vậy, việc có được một bản thiết kế thông gió công nghiệp phù hợp cho nhà xưởng cần đảm bảo tối thiểu những yếu tố bên trên. Do vậy, lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công hệ thống thông gió công nghiệp uy tín là điều mà doanh nghiệp cần lưu tâm.
Với 12 năm xây dựng và phát triển, Sumitech là đơn vị thi công, thiết kế thông gió công nghiệp uy tín hàng đầu được nhiều đơn vị lựa chọn. Chúng tôi đã đồng hành cùng hơn 50 khách hàng trong và ngoài nước với nhiều hạng mục công nghiệp khác nhau. Khách hàng có nhu cầu về thiết kế thông gió công nghiệp, khách hàng vui lòng liên hệ lại với Hotline: 099 33 66 686 để nhận được tư vấn.
Trên đây là những tiêu chí cần lưu ý trong thiết kế thông gió công nghiệp cho nhà xưởng. Chỉ cần đảm bảo các tiêu chí trên, chắc chắn nhà xưởng của doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính thông gió, mát mẻ… cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất.