7+ Tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng cần lưu ý

3.7/5 - (3 bình chọn)

19 Tháng Mười Một, 2020|Quản trị viên

Giảm độ ẩm trong không khí cũng là một ưu điểm khi lắp đặt hệ thống thông gió

Tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng là những quy định hay yêu cầu bắt buộc của nhà nước (hoặc các bên liên quan) nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn mỗi công trình. Để mang lại hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn, nhà xưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từ khâu thiết kế cho đến thi công, vận hành sau đây.

1. Tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng theo quy định

Hệ thống thông gió cho nhà xưởng cần phải đảm bảo về các yếu tố tiêu chuẩn của nhà nước quy định
Hệ thống thông gió cho nhà xưởng cần phải đảm bảo về các yếu tố tiêu chuẩn của nhà nước quy định

Mỗi hệ thống thông gió nhà xưởng trước khi lắp đặt sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

TCVN 5687:2010: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Ventilation air conditioning design standards).

Mục đích: cung cấp thông số tính toán không khí, độ sạch của không khí trong và ngoài nhà xưởng; Tính toán Lưu lượng không khí; Vị trí lắp đặt các thiết bị trong hệ thống và các yêu cầu về nguồn điện.

TCXD 232:1999: Tiêu chuẩn về hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu

Mục đích: Tổng hợp quy cách chế tạo ống dẫn không khí, các phụ kiện của hệ thống thông gió (cửa gió, van, chụp hút,…); chế tạo các bộ phận xử lý không khí (buồng xử lý nhiệt ẩm, bộ lọc không khí, ống tiêu âm, bộ phận hút bụi,…); cách lắp đặt đường ống dẫn khí,… Cách thử nghiệm hệ thống và Biên bản nghiệm thu mẫu.

TCVN 4088:1985: Tiêu chuẩn về số liệu khí hậu trong thiết kế xây dựng (Climatic data for building design)

Mục đích: Cung cấp những số liệu cụ thể về khí hậu tại từng địa điểm trên phạm vi toàn quốc. Dựa vào đó, các kiến trúc sư có thể dễ dàng tính toán lưu lượng và số lượng quạt thông gió cần sử dụng cho nhà xưởng tại khu vực đó.

TCVN 4605:1988: Tiêu chuẩn thiết kế về kỹ thuật nhiệt – kết cấu ngăn che

Mục đích: Cung cấp các công thức tính toán, thông số chuẩn khi thiết kế cách nhiệt cho kết cấu ngăn che ở các công trình có điều kiện vi khí hậu quy định.

ASHRAE 2007 (Mỹ): Tiêu chuẩn về điều hòa không khí

Mục đích: Cung cấp những chuẩn mực cơ bản ở mức thấp nhất về các yếu tố như lọc không khí, làm lạnh nhà xưởng, điều hòa không khí,… Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia khi áp dụng tiêu chuẩn này kiến trúc sư cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung sao cho phù hợp: điều kiện về môi trường – thời tiết, số lượng công nhân viên trong nhà xưởng, địa hình xung quanh,…

SMACNA (Mỹ): Tiêu chuẩn về chế tạo và thi công hệ thống ống gió

Mục đích: Hướng dẫn cách kết nối các ống gió chuẩn, đảm bảo kỹ thuật. Đồng thời đưa ra các quy định về kích thước phụ kiện đi kèm ống gió, hạn chế xảy ra các rủi ro, thiệt hại về người và tài sản.

BS EN 12101 (Anh): Tiêu chuẩn về hệ thống tăng áp cầu thang

Mục đích: Cung cấp phương pháp tính toán cũng như những tiêu chuẩn và quy phạm nhất định về tính toán lưu lượng khói cần loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh sự lây lan của đám cháy, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khi xảy ra hỏa hoạn.

CP13 (Singapore): Tiêu chuẩn về thông gió – điều hòa không khí và cấp gió tươi cho nhà xưởng

Mục đích: Cung cấp bảng tiêu chuẩn lưu lượng gió tươi và tần suất gió tươi cần cung cấp vào nhà xưởng trong một giờ giúp doanh nghiệp nhanh chóng lựa chọn loại quạt phù hợp nhất. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc.

2. Còn cần lưu ý gì khi xây dựng hệ thống thông gió nhà xưởng?

Bên cạnh việc những tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống. Trước khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng công nghiệp, doanh nghiệp cần tính toán cẩn thận, chính xác các số liệu về khối lượng không khí cần cung cấp/thải ra. Từ đó, việc thi công sẽ dễ dàng hơn trong khâu lựa chọn loại quạt thông gió phù hợp.

2.1. Tính toán cẩn thận về lượng không khí cấp, thải cho nhà xưởng

Mỗi khu vực (sản xuất, kiểm soát, kho bãi,…) khác nhau cần cung cấp một lượng gió, không khí có tần suất khác nhau. Vì vậy các kỹ sư cần tính toán chính xác, cẩn thận số liệu tại mỗi khu vực, đảm bảo hiệu quả thông gió, làm mát và tránh lãng phí.

Tham khảo công thức xác định tổng lưu lượng gió cần cung cấp:

Tg = X*T (m3)

Trong đó:

  • X: tần suất thay đổi không khí (trong một giờ)
  • T: thể tính thực của nhà xưởng = D*R*C
  • Tg: tổng lưu lượng gió cần cung cấp

2.2. Chọn đúng loại quạt có thông số phù hợp

Sau khi tính được lượng gió cần dùng, doanh nghiệp tiến hành chọn quạt có thông số (công suất) ≥ so với nhu cầu thực tế. Chọn đúng loại quạt, đủ số lượng sẽ mang lại hiệu quả về thông gió tốt, đồng thời cũng đảm bảo về độ ồn, quản lý độ ẩm trong nhà xưởng. Ví dụ: Lưu lượng gió cần cung cấp là 600m3/h, lựa chọn quạt công nghiệp thông số 220V/50Hz có lượng gió là 470m3/h thì cần 2 quạt.

Chọn đúng loại quạt cho nhà xưởng sẽ đảm bảo về hiệu quả thông gió nhất
Chọn đúng loại quạt cho nhà xưởng sẽ đảm bảo về hiệu quả thông gió nhất

Thi công đúng theo các tiêu chuẩn thông gió nhà xưởng trên không phải là một việc đơn giản. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn vấn đề này hãy tìm một đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ và tư vấn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Sumitech cam kết mang đến giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo cả về chất lượng và tiến độ thi công. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi ngay để được phục vụ:

  • Hotline: 099.33.66.686 – 024.7108.8838
  • Email: info.sumitechvn@gmail.com
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *