Thông gió là một trong những yêu cầu gần như bắt buộc đối với các loại nhà xưởng công nghiệp. Tuy nhiên làm sao để lắp đặt thông gió nhà xưởng nhanh chóng, hiệu quả không phải ai cũng biết. Hãy cùng Sumitech khám phá ngay các bước để lắp đặt một hệ thống giúp thông gió cho nhà xưởng qua bài viết ở dưới đây.
1. Tính toán được lưu lượng gió cần trong nhà xưởng
Tại mỗi doanh nghiệp khác nhau, không gian nhà xưởng làm việc của họ cũng có sự khác biệt. Đây là một trong những lưu ý cần quan tâm hàng đầu trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng. Bởi lẽ, nắm bắt và tính toán chính xác lưu lượng gió cần thiết có thể tìm ra phương án để thông gió trong công nghiệp phù hợp nhất. Đồng thời đảm bảo việc lắp đặt chính xác, mang đến hiệu quả tối đa và tiết kiệm chi phí vận hành.
Cách xác định tổng lưu lượng gió cần thiết có thể khái quát qua công thức:
Tg = X*T (m3)
Trong đó:
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần thiết để lưu thông trong nhà xưởng.
- X: Số lần thay đổi không khí trong một giờ. Với nhà xưởng thì số lần sẽ giao động khoảng 40-60 lần/giờ.
- T: Thể tích của nhà xưởng được lắp đặt thông gió. Tính theo công thức “Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao”.
Dựa trên kết quả thu được về lưu lượng gió, số lượng thiết bị cần lắp đặt thông gió sẽ được tính theo:
N = Tg/Q
Trong đó:
- N: Số thiết bị thông gió cần lắp để đảm bảo việc lưu thông không khí.
- Tg: Tổng lưu lượng gió cần thiết để lưu thông trong nhà xưởng.
- Q: Công suất về lưu lượng gió mà biết bị có thể lưu thông mỗi giờ.
Như vậy, với việc tính toán ra được lưu lượng gió và số lượng quạt cần lắp đặt thông gió nhà xưởng chính xác, nhà đầu tư và đơn vị thi công có thể ước tính được việc bố trí cũng như chi phí để lắp quạt thông gió nhà xưởng cùng các thiết bị thông gió, làm mát khác cho nhà xưởng của mình.
2. Sử dụng loại hệ thống nào để lắp đặt thông gió nhà xưởng
Sau khi tính toán được lưu lượng gió cần lưu thông thì việc lựa chọn loại hệ thống để lắp đặt thông gió nhà xưởng là điều tiếp đến mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp, hệ thống thông gió có thể sử dụng cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc xác định đâu là hệ thống phù hợp cho doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Diện tích, kết cấu của nhà xưởng.
- Ngành hàng, lĩnh vực của doanh nghiệp.
- Các yếu tố tự nhiên như: Khí hậu chung, địa điểm có gần biển, sông…
- Chi phí của doanh nghiệp dành cho việc lắp đặt thông gió nhà xưởng.
Dựa vào các yếu tố trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn được loại hệ thống, thiết bị thông gió cho nhà xưởng phù hợp. Một số loại hệ thống phổ biến nhất hiện nay gồm:
- Thông gió tự nhiên: Đây là phương pháp tạo sự thông thoáng dựa trên nguồn gió tự nhiên. Bằng cách bố trí các khe đón và thải gió có thể đón lấy nguồn gió tự nhiên lùa vào làm mát nhà xưởng thông qua sự chênh lệch áp suất trong và ngoài nhà xưởng.
- Thông gió cưỡng bức: Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện năng như quạt, máy lạnh… để tạo nguồn gió. Đây là phương pháp làm mát rất hiệu quả và không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh.
- Thông gió tổng thể: Bằng cách lắp đặt hệ thống quạt ly tâm hoặc điều hòa công suất cao, phương pháp này có thể mang đến hiệu quả làm mát rộng khắp trên diện tích lớn của nhà xưởng.
- Thông gió cục bộ: Doanh nghiệp có thể dẫn gió trực tiếp đến các vị trí cần thiết trong nhà xưởng thông qua việc lắp đặt các thiết bị làm mát 02 hoặc kênh dẫn gió một cách hiệu quả.
Mỗi phương pháp thông gió đều sở hữu những điểm ưu và nhược khác nhau. Tùy theo quy mô, diện tích nhà xưởng, lĩnh vực, ngành hàng của doanh nghiệp mà chọn lựa được loại hệ thống thông gió nhà xưởng phù hợp nhất.
Đối với những khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm, tham khảo những lời tư vấn từ chuyên gia là điều nên được ưu tiên. Liên hệ ngay về SUMITECH theo 099 33 66 686 để được tư vấn hệ thống cũng như lắp đặt thông gió nhà xưởng một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.
3. Lên bản thiết kế thông gió nhà xưởng hợp lý
Sau khi tính toán được số lượng thiết bị cũng như xác định được loại hệ thống để lắp đặt thông gió nhà xưởng. Doanh nghiệp cần có một bản thiết kế chi tiết về vị trí của các thiết bị trong nhà xưởng. Từ đó, việc thông gió, làm mát, quản lý nhiệt độ nhà xưởng mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Để có được một bản thiết kế phù hợp và giúp ích cho việc lắp đặt thiết bị nhanh chóng, hiệu quả. Bản thiết kế cần có sự chi tiết, thể hiện thể hiện được vị trí của từng thiết bị, tầm thông gió, làm mát của thiết bị đối với nhà xưởng. Đồng thời, các yêu cầu cần được đảm bảo trong bản vẽ thiết kế thông gió công nghiệp như:
- Giải quyết được bài toán thông gió tổng thể khu vực nhà xưởng cũng như các khu vực cụ thể.
- Tỷ lệ của các thiết bị để lắp đặt thông gió nhà xưởng cần tương đồng với tỷ lệ của nhà xưởng.
- Bản vẽ thể hiện được tương quan về vị trí thực tế và vị trí ở trên bản thiết kế.
- Thông số, số liệu sử dụng trong bản thiết kế phải dễ hiểu, giải thích được cho người đọc.
Việc có một bản vẽ thiết kế chuẩn là tiền để để có một hệ thống hoạt động hiệu quả, tiết kiệm cũng như bền bỉ. Tuy nhiên, đây là một điều không hề dễ dàng, nhất là đối với các doanh nghiệp không có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy đa số doanh nghiệp thường nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ ba để tư vấn và xây dựng bản thiết kế chi tiết hệ thống thông gió.
4. Thi công, lắp đặt thông gió nhà xưởng
Thi công lắp đặt thông gió nhà xưởng chính là bước quan trọng nhất trong cả quá trình. Việc thi công lắp đặt cần đảm bảo đúng theo những gì có trên bản thiết kế, đúng theo tính toán ban đầu. Đồng thời, đơn vị thi công cũng cần đảm bảo những tiêu chí ở dưới đây:
- Là đơn vị uy tín, lâu năm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp.
- Đã từng triển khai nhiều dự án về thông gió trong nhà xưởng cho các DN khác.
- Có quy trình làm việc khoa học, hợp lý và thuận tiện cho việc giám sát của DN
- Thời gian thi công nhanh chóng, đảm bảo về tiến độ nghiệm thu và vận hành của hệ thống.
- Mức giá thi công lắp đặt phải chăng, phù hợp với chi phí của DN.
- Dịch vụ bảo hành, sửa chữa định kỳ sau khi thi công hệ thống thông gió cho nhà xưởng.
Với những tiêu chí trên, việc lựa chọn một đơn vị đáp ứng các tiêu chí này không hề dễ dàng. Một trong các đơn vị xây dựng, lắp đặt, cải tạo hệ thống thông gió hàng đầu được nhiều khách hàng lựa chọn đó chính là Công ty Cổ phần Công nghiệp Sumitech (SMI). Sumitech là đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công về các dịch vụ xây dựng công nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm. Với quy trình làm việc vô cùng khoa học, thuận tiện cũng như thời gian hoàn thành dự án nhanh chóng, đúng theo tiến độ hợp đồng, Sumitech đã từng triển khai nhiều dự án lắp đặt thông gió nhà xưởng như:
- Hệ thống điều hòa cho phòng sạch, hệ thống thông gió của Honda Việt Nam.
- Hệ thống thông gió tầng hầm cho Viện Khoa Học Việt Nam – Hàn Quốc.
- Hệ thống thông gió, hút khí nóng nhà xưởng tại Khu công nghiệp công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
- ….
Có thể nói, lựa chọn Sumitech là lựa chọn dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả và đem đến sự phát triển cho doanh nghiệp.
5. Đảm bảo về vận hành và bảo trì hệ thống
Sau khi lắp đặt, hệ thống thông gió cần được vận hành thử và đánh giá chất lượng trước khi được đưa vào sử dụng chính thức. Có rất nhiều tiêu chí được kiểm tra đánh giá như: lắp đặt, khả năng hoạt động, hiệu quả vận hành… đạt hoặc chưa đạt so với dự kiến nhằm kịp thời chỉnh sửa và thay đổi một cách thích hợp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần bảo dưỡng thường xuyên sau lắp đặt thông gió nhà xưởng. Đây là việc làm quan trọng để đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, bền bỉ, hiệu quả và tiết kiệm điện năng.
Sumitech cam kết cung cấp đến khách hàng những tư vấn thiết thực nhất, đảm bảo kỹ thuật công trình cũng như hiệu quả vận hành của hệ thống thông gió. Liên hệ ngay đến đội ngũ kỹ sư của SUMITECH để được tư vấn và báo giá lắp đặt thông gió nhà xưởng cụ thể nhất:
- Hotline: 099 33 66 686
- Website: https://sumitech.vn/